video hot

Thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng

08:34 28/11/2022

Vietq.vn - Hoạt động của ngành tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng liên quan toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tiêu dùng sản phẩm hàng hóa trong toàn quốc.

Với quy mô mạng lưới toàn quốc trong quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đlường, chất lượng, việc triển khai hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ toàn ngành với nguồn thông tin dữ liệu số rất lớn đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ về phương thức làm việc, mô hình quản lý. Tuy nhiên, theo Bộ Khoa học và Công nghệ, kết quả triển khai hoạt động công nghệ thông tin hướng tới chuyển đổi số của ngành này còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. 

Từ nhiều năm qua, ngành tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã có nhiều sự quan tâm về việc xây dựng các nền tảng công nghệ thông tin để phục vụ giải quyết các công việc.

Cho đến thời điểm hiện tại, phần lớn các hoạt động nghiệp vụ và quản lý điều hành của của các đơn vị đều được thực hiện trên phần mềm. Nhiều hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ của ngành đã được đưa lên Cổng Thông tin điện tử một cửa Quốc gia, được các doanh nghiệp đánh giá cao.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phục vụ phát triển chuyển đổi còn nhiều hạn chế; các hệ thống thông tin dữ liệu còn cục bộ, chưa có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chất lượng dữ liệu và thông tin chưa được cập nhật kịp thời, chính xác; nhiều hệ thống thông tin đã triển khai chưa bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, mức độ tin cậy trong giao dịch điện tử thấp.

Theo thống kê của ngành tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, có hơn 120.000 hồ sơ, văn bản, tài liệu; hơn 150.000.000 hồ sơ xử lý của 73 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý; hơn 13.500 tiêu chuẩn Việt Nam; hơn 800 quy chuẩn Việt Nam; 55.000 mã vạch cấp cho doanh nghiệp; hơn 45.700 thông báo về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; hơn 20.000 hồ sơ chứng nhận nghiệp vụ; hơn 12.000.000 phương tiện đo được kiểm định; hơn 33.300 mẫu phương tiện đo được phê duyệt; 4.490 hồ sơ kiểm định viên được chứng nhận; hơn 5.500 hồ sơ chuẩn đo lường được chứng nhận; hơn 200.000 hồ sơ dữ liệu chứng nhận.

Khối lượng công việc của ngành là rất lớn, nhưng việc chuyển đổi số còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có một đề án nào về chuyển đổi số trong ngành tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng dẫn đến việc tổ chức xây dựng, kết nối, khai thác, sử dụng chưa đồng bộ, chưa hiệu quả.

Theo TH Quốc Hội

Từ khóa:

video liên quan

Cảnh báo

Khởi nghiệp

Đời sống

Pháp luật

Tiêu dùng

thương hiệu doanh nghiệp

Về đầu trang