Tiêu hủy 1.000 bộ bếp từ giả mạo nhãn hiệu PHILIPS

(VietQ.vn) - Lực lượng chức năng tỉnh Yên Bái vừa phát hiện và tiêu hủy hàng nghìn bếp từ giả mạo nhãn hiệu.
Quảng Ninh: Phát hiện và thu giữ hơn 500 bình khí cười các loại
Gia Lai: Thu giữ nhiều hộp dán hút mồ hôi chân không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đồng Tháp: Thu giữ 1.600 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục được phép dùng
Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Yên Bái, tại bãi rác Thôn Ngói Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái, lực lượng chức năng tiến hành giám sát buộc tiêu hủy lô hàng giả 1.000 bộ bếp từ đơn nhãn hiệu PHILIPS là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu PHILIPS có trị giá 180.000.000 đồng.
Trước đó ngày 21 tháng 3 năm 2023, Đội QLTT số 5 phối hợp với Đội Chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Yên Bái tiến hành kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 24H-009.03 do ông Phạm Tuấn, địa chỉ: Nậm Choỏng, Bản Cầm, Bảo Thắng, Lào Cai điều khiển.

Lượng lớn bếp từ giả mạo bị tiêu hủy. Cục QLTT Yên Bái
Qua kiểm tra phương tiện phát hiện trên xe đang vận chuyển 1.000 bộ bếp từ đơn nhãn hiệu PHILIPS là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu PHILIPS có trị giá 180.000.000 đồng.
Qua xác minh và làm việc Đội QLTT số 5 đã xác định số hàng hóa trên là của ông Sìn Văn Vượng, địa chỉ: Thôn k8, Bản Phiệt, Bảo Thắng, Lào Cai và ông Phạm Tuyên, địa chỉ: Thôn Nậm Tang, Bản Cầm, Bảo Thắng, Lào Cai. Đội QLTT số 5 đã lập Biên bản vi phạm hành chính đối với ông Sìu Văn Vượng và ông Phạm Tuyên về hành vi Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Liên quan tới bếp từ giả mạo nhãn hiệu, các chuyên gia của Điện Máy Xanh cho biết, phần lớn các loại bếp từ giả mạo nhãn hiệu, đặc biệt là bếp từ Trung Quốc giá rẻ thường có tuổi thọ ngắn và dễ hư hỏng, nhiều khi sử dụng chất liệu, vật liệu không bảo đảm chất lượng để sản xuất, lắp ráp không đúng yêu cầu kỹ thuật. Dây dẫn điện của bếp không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng quá tải gây nóng, chảy, chạm mạch, nguy cơ rò rỉ điện. Ngoài ra, do sử dụng trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện không đảm bảo dễ bị “lão hóa”, gỉ sét, cũng dẫn đến chập điện.
Để hạ giá thành sản phẩm, các loại bếp từ giả mạo thường sử dụng loại kính chịu nhiệt kém, phần điều khiển gia nhiệt dùng IC điều khiển chất lượng thấp dễ dẫn đến vỡ kính vì không chịu được nhiệt cao và chập điện, cháy IC điều khiển gây nguy hiểm khi sử dụng. Khi sửa chữa, thay thế linh kiện bếp khá tốn kém. Do đó, để tránh mua phải bếp từ giả, nhái, kém chất lượng và đảm bảo an toàn cho cả gia đình, người tiêu dùng ngoài những kiến thức phân biệt bếp thật - giả thì nên lựa chọn những siêu thị, Showroom thiết bị nhà bếp uy tín để mua hàng.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5699-2-6:2017 IEC 60335-2-6:2014 về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự Tiêu chuẩn này quy định về an toàn đối với lò liền bếp, bếp, lò đặt tĩnh tại dùng điện và các thiết bị điện tương tự dùng trong gia đình, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V đối với thiết bị một pha được nối vào một pha và trung tính và 480 V đối với các thiết bị khác. Tiêu chuẩn này cũng có một vài yêu cầu đối với lò được thiết kế để sử dụng trên tàu thủy. Trong chừng mực có thể, tiêu chuẩn này đề cập đến những nguy hiểm thường gặp mà thiết bị có thể gây ra cho mọi người ở bên trong và xung quanh nhà ở. Tuy nhiên, nói chung tiêu chuẩn này không xét đến: những người (kể cả trẻ em) mà khả năng về thể chất, giác quan hoặc tinh thần; hoặc thiếu kinh nghiệm và hiểu biết nlàm cho họ không thể sử dụng thiết bị một cách an toàn khi không có giám sát hoặc hướng dẫn; việc trẻ em nghịch thiết bị. Cần chú ý đến thực tế là: đối với thiết bị được thiết kế để sử dụng trên xe, tàu thủy hoặc máy bay có thể cần có yêu cầu bổ sung; các cơ quan có thẩm quyền về y tế, bảo hộ lao động, cung cấp nước và các cơ quan có thẩm quyền tương tự có thể quy định các yêu cầu bổ sung. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho: thiết bị dùng trong thương mại; thiết bị được thiết kế để sử dụng ở những nơi có điều kiện môi trường đặc biệt, như khí quyển có chứa chất ăn mòn hoặc dễ cháy nổ (bụi, hơi hoặc khí); lò, lò nướng bánh mỳ và các thiết bị nấu di động tương tự (TCVN 5699-2-9 (IEC 60335-2-9)); lò vi sóng (TCVN 5699-2-25 (IEC 60335-2-25)). Bếp có chứa ít nhất một phần tử bếp từ hoặc một phần tử bếp từ có bề mặt lõm. Theo đó bộ phận của thiết bị thực hiện một chức năng làm chín hoặc giữ ấm độc lập. Bề mặt bếp phần nằm ngang của thiết bị trên đó có thể đặt các bình. Khối gia nhiệt phải gắn vào bề mặt bếp hoặc đặt bên dưới vùng nấu. Phần tử bếp gia nhiệt cho các bình kim loại bằng dòng Fucô. Dòng Fucô được cảm ứng vào đáy bình do trường điện từ của cuộn dây. Phần tử bếp từ có bề mặt lõm còn phần tử bếp từ có bề mặt bếp gần giống mặt cầu để đặt chảo vào. Đối với vùng nấu cần được đánh dấu trên bề mặt bếp nơi đặt bình để gia nhiệt cho thực phẩm. Nếu phần tử bếp nhô ra bên trên bề mặt bếp, thì bề mặt của phần tử là vùng nấu. Bộ phát hiện dụng cụ nấu: Cơ cấu lắp trong phần tử bếp để ngăn không cho phần tử này hoạt động khi không có bình chứa đặt lên vùng nấu. Cơ cấu điều khiển kiểu chạm: Cơ cấu điều khiển được tác động bằng cách dùng ngón tay tiếp xúc hoặc để gần, bề mặt tiếp xúc có thể di chuyển ít hoặc không di chuyển. Đầu dò cảm biến nhiệt độ: Cơ cấu được đưa vào bên trong thực phẩm để đo nhiệt độ và là một phần của cơ cấu điều khiển lò. |
An Dương