Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 19/11

author 14:38 19/11/2014

(VietQ.vn) - Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 19/11 gồm có sự kiện ngành đường sắt triển khai bán vé điện tử, phương pháp mới xét nghiệm nhanh cúm virut, Canada không còn chi nhiều cho nghiên cứu khoa học,...

Ngành đường sắt triển khai hệ thống bán vé điện tử 

Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN cho biết, dự án cung cấp dịch vụ hệ thống bán vé điện tử được Công ty FPT và ĐSVN ký kết hợp đồng thực hiện từ tháng 7 năm nay. FPT cung cấp hạ tầng và công nghệ bán vé cho ĐSVN.

Với hệ thống này, hành khách có thể mua vé tàu tại bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào trong ngày thông qua kết nối internet, tra cứu thông tin dễ dàng và tùy chọn hành trình, toa tàu cho đến chỗ ngồi phù hợp theo yêu cầu. Hành khách được hỗ trợ giải đáp 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần với nhiều hình thức thanh toán như trực tuyến, tại ga, qua thẻ nội địa hay tại các bưu cục của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam. Với hành khách tại khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương có thể thanh toán tại các điểm giao dịch của Ngân hàng VIB.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay 19/11: Ngành đường sắt triển khai bán vé điện tử

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay 19/11 đề cập đến việc ngành đường sắt triển khai hệ thống bán vé điện tử. Ảnh minh họa

Tổng công ty ĐSVN họp báo công bố triển khai hệ thống bán vé điện tử.Với hệ thống bán vé điện tử, hành khách được đặt chỗ mỗi lần không quá bốn vé cho một chiều. Trước mắt, hệ thống bán vé điện tử chỉ phục vụ khách cá nhân, bao gồm cả đối tượng được giảm giá. Riêng đối với các trường hợp mua vé ưu đãi, sau khi đặt chỗ thành công và thanh toán tiền vé trên hệ thống vé điện tử, cần trực tiếp đến ga lấy vé kèm theo các giấy tờ quy định. Các đối tượng chính sách xã hội khác đến ga để được phục vụ.

Canada ra khỏi tốp 10 quốc gia chi nhiều nhất cho nghiên cứu khoa học 

Theo tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay 19/11, báo cáo mới về chính sách khoa học và công nghệ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, Canada đã bị đẩy khỏi tốp 10 nước chi nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển (R&D) kể từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2008.

Canada hiện đứng thứ 12 trong OECD về chi tiêu cho R&D, với mức chi năm 2012 là 21,8 tỷ USD, thấp hơn mức 22,7 tỷ USD của năm 2004. Bốn quốc gia và vùng lãnh thổ đứng sau Canada về số tiền chi cho R&D hơn một thập kỷ trước đây là Nga, Ấn Độ, Đài Loan và Brazil đều đã vượt lên trước.
Tỷ lệ chi tiêu cho R&D của Canada trên GDP cũng đáng ngại tương tự, khi liên tục suy giảm trong hơn một thập kỷ, hiện xuống còn 1,69% GDP, thấp hơn mức trung bình 2,4% GDP của OECD.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay 19/11: Canada ra khỏi danh sách các nước chi tiêu nhiều cho NCKH

Canada ra khỏi tốp 10 quốc gia chi nhiều cho NCKH là một trong những tin khoa học công nghệ mới nhất hôm nay 19/11. Ảnh minh họa

Quốc gia đứng đầu về tỷ lệ chi cho R&D/GDP là Hàn Quốc, đáng chú ý nhất là sự vươn lên của Trung Quốc, quốc gia mà OECD cho rằng đang trên đường trở thành nước chi cho R&D nhiều nhất thế giới vào năm 2019, vượt Mỹ - hiện là nước chi nhiều nhất cho R&D.
Canada cũng là quốc gia phát triển duy nhất bị thâm hụt ròng sở hữu trí tuệ, có nghĩa rằng số tiền bỏ ra mua công nghệ của các nước khác nhiều hơn các nước khác mua công nghệ của Canada.

Tuy nhiên, Chính phủ Canada dường như không vội có các biện pháp để tăng cường chi tiêu R&D của nước này. Lần mới nhất mà Ottawa dự thảo một chiến lược khoa học và công nghệ là năm 2007, khi Thủ tướng Harper đã cam kết biến Canada thành "một quốc gia dẫn đầu thế giới trong khoa học, công nghệ và nguồn chủ chốt của đổi mới và sáng tạo doanh nghiệp."

Pháp, thiên đường thuế cho doanh nghiệp công nghệ

Các công ty từ Microsoft đến Huawei của Trung Quốc đang đầu tư vào Châu Âu do các chính sách ưu đãi và đều hướng đến nước Pháp. Tại đây, họ tập trung đặt các trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Ưu đãi về thuế tại Pháp cho nghiên cứu và phát triển riêng trong năm nay đã lên tới 5,6 tỷ euro, cùng với những nhà khoa học hàng đầu thế giới đã khiến nước này trở thành nơi lý tưởng cho các công ty công nghệ kỹ thuật. Trong khi Nghị viện Pháp tranh luận làm thế nào để giảm thâm hụt ngân sách của nước này trong tháng này thì một số nhà lập pháp đang yêu cầu giảm các khoản cho vay đối với lĩnh vực nghiên cứu và phát triển vì họ cho rằng các công ty nước ngoài đang lạm dụng khoản vay này.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay 19/11: Pháp trở thành thiên đường cho nhiều công ty công nghệ

Theo tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay 19/11, Pháp đã trở thành thiên đường cho các công ty công nghệ. Ảnh minh họa

Tuy nhiên Tổng thống Pháp Francois Holland đã cam kết ông sẽ không đụng đến khoản ngân sách này. Các chuyên gia cho rằng các chính sách ưu đãi thuế đã bù đắp một phần quan trọng trong ngân sách cho nghiên cứu và phát triển cho các công ty . Các công ty đa quốc gia này đang tăng cường các bộ phận nghiên cứu và phát triển tại Pháp, biến nước này thành một trung tâm công nghệ ở Châu Âu.

Các nhà khoa học phát triển phương pháp xét nghiệm nhanh virus cúm

Các chuyên gia Nga đã phát triển phương pháp mới xét nghiệm virus cúm trong thời gian một phút. Nhờ đó có thể điều trị các bệnh nhân nhanh hơn và hiệu quả hơn.Phương pháp mới do nhóm nhà khoa học từ Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng ở Novosibirsk (thành phố khoa học lớn nhất ở vùng Siberia) phát triển là rất cần thiết vào mùa này. 

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay 19/11: Các nhà khoa học phát triển phương pháp xét nghiệm nhanh virus cúm
Phương pháp chẩn đoán virus gây bệnh cúm là một trong những tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay 19/11. Ảnh minh họa

Khi thời tiết chuyển mùa lạnh là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển, lây lan, và tốc độ chuẩn đoán bệnh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong trận chiến với cúm. Phương pháp xét nghiệm mới hoạt động rất nhanh, tốc độ sánh được với xét nghiệm thử thai. Nhưng, khác với xét nghiệm thử thai phản ứng lại sự thay đổi lượng hormone, phương pháp xét nghiệm virus cúm phản ứng lại sự hiện diện của những hạt virus cúm trong các xoang của bệnh nhân.

Phương Trâm (Tổng hợp) 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang