Tình hình Biển Đông ngày 7/10: Mỹ sẽ 'làm mù' Trung Quốc với cuộc diễn tập hải quân không quân quy mô lớn

author 06:33 07/10/2014

(VietQ.vn) - Tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng do các động thái khiêu khích, gây hấn công khai của Trung Quốc đã buộc Washington “mạnh tay hơn” với Bắc Kinh nhằm giữ vững vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Những tin tức mới nhất trên báo chí, hải quân, không quân Mỹ đang nỗ lực hoàn thiện khái niệm “Tác chiến không - hải nhất thể” để đập tan chiến lược “Chống tiếp cận/khu vực cấm” quân đội Trung Quốc.

Theo đó, từ ngày 15-22/9/2014 vừa qua, quân đội Mỹ "đơn độc" tổ chức cuộc diễn tập liên hợp quy mô lớn giữa hải quân và không quân mang tên “Lá chắn dũng cảm” (Valiant Shield 2014) tại quần đảo Mariana và các vùng biển xung quanh đảo Guam và Tinian. Mặc dù đây là một trong những cuộc diễn tập lớn của quân đội Mỹ trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhưng các nước khác không hề nắm rõ nội dung diễn tập thực tế.

Mỹ liên tục tập trận trên biển Đông nhằm “cảnh cáo” Trung Quốc

Tình hình Biển Đông ngày 7/10: Mỹ liên tục tập trận trên biển Đông nhằm “cảnh cáo” Trung Quốc. Ảnh minh họa

Bàn về cuộc tận trận hiệp đồng quân quân binh chủng này, báo chí Mỹ tiết cuộc diễn tập theo khái niệm “Tác chiến không - hải nhất thể” được nhận định là khoa mục diễn tập trọng điểm, nghiệm chứng sự thống nhất chiến đấu của hải quân và không quân khi đối mặt với Trung Quốc.

Cụ thể, chiếu theo phương án trong “Tác chiến không - hải nhất thể” (“AirSea Battle”), quân đội Mỹ sẽ bắt đầu từ nhiệm vụ làm mù vệ tinh Trung Quốc, đánh tê liệt mạng lưới vệ tinh quan sát, sau đó lợi dụng ưu thế của hải, không quân từng bước tiêu diệt vũ khí, trang bị và phương tiện chiến đấu của Trung Quốc.

Mặc dù Lầu Năm Góc đã thận trọng tránh mọi phát ngôn và hành động ám thị mục tiêu giả định là chỉ Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh là đối thủ duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có năng lực “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD – Anti Access/Area Denial), nên mục tiêu của cuộc diễn tập lần này chính là phá bỏ năng lực trên của Trung Quốc.

Tình hình Biển Đông căng thẳng đã nhiều lần châm ngòi cho mối quan hệ Mỹ - Trung

Tình hình Biển Đông căng thẳng đã nhiều lần châm ngòi cho mối quan hệ Mỹ - Trung. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, dựa theo tình hình hiện nay, một số chuyên gia nhận định, kế hoạch tác chiến không - hải nhất thể sẽ dễ dàng dẫn đến cuộc chiến quy mô lớn giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới. Một số học giả, thậm chí là quan chức quân sự Mỹ hiện đang bày tỏ thái độ rất hoài nghi hiệu quả của khái niệm “Tác chiến không - hải nhất thể”. Theo lời chuyên gia Harms (Đại học quốc phòng Mỹ), đây là khái niệm “nguy hiểm và không ngừng leo thang nguy cơ”.

Các thông tin tình báo mà Washington thu thập được thể hiện rằng đây là một chiến lược không khả thi do rất khó phân biệt sự khác nhau giữa đòn tiến công bằng tên lửa thông thường và tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân nên sẽ làm tăng nguy cơ Trung Quốc phản công bằng vũ khí hạt nhân.

Rõ ràng là, hậu quả của chiến tranh giữa hai nước có vũ khí hạt nhân, đặc biệt là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là không thể lường trước được. Trong lịch sử, chiến tranh giữa các cường quốc đều sẽ kéo dài trong rất nhiều năm, điều này hoàn toàn trái ngược với phương châm chỉ phát động các cuộc chiến tranh ngắn ngày của cả Mỹ và Trung Quốc.

Tình hình Biển Đông ngày 7/10: Tàu Hải quân Malaysia mất tích trên đường ra Trường Sa

Tình hình Biển Đông ngày 7/10: Tàu Hải quân Malaysia mất tích trên đường ra Trường Sa. Ảnh minh họa

Cũng trong thời gian này, báo chí liên tục đưa tin về việc một tàu Hải quân Malaysia chở theo 7 người của nước này đã bị mất tích ở vùng biển ngoài khơi đảo Borneo. Vụ việc xảy ra khi con tàu đang tiến hành tuần tra thường xuyên gần hòn đảo Borneo hôm 5/10.

Trả lời phỏng vấn trên báo chí về vụ việc này, đại diện hải quân Malaysia cho biết, tàu chiến bị mất tích khi đang trên đường đến khu vực mà nó thường xuyên hoạt động ở gần đá Hoa Lau (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam).

Người đứng đầu lực lượng Hải quân Malaysia Abdul Aziz Jaafar cho biết, một hoạt động tìm kiếm cứu nạn chuyên sâu đã được khởi động, nhưng thời tiết xấu khiến các cuộc tìm kiếm trên không và trên biển gặp rất nhiều khó khăn. Theo thông tin từ các quan chức, con tàu mang số hiệu CB204 mất tích sau khi bị trúng sóng lớn.

Minh Thùy

 (tổng hợp từ Báo Đất Việt, Giáo Dục)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang