TP.HCM: Đảm bảo đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường dịp Tết
Viettel đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng
Bắc Ninh tạm giữ lô thuốc lá, rượu bia phục vụ tết Nguyên đán 2025 có dấu hiệu nhập lậu
TP.HCM thưởng Tết cao nhất 1,9 tỉ đồng
Nâng cao cảnh giác trước “vấn nạn ngộ độc rượu" những ngày cận Tết
Theo đó, trong 11 tháng năm 2024, TP.HCM đã triển khai hàng loạt chương trình bình ổn thị trường, kích cầu tiêu dùng đến người dân và nhận được sự đồng thuận, đồng hành từ nhiều doanh nghiệp.
Kết quả, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng đầu năm 2024 của Thành phố chỉ tăng 3,19% so với cùng kỳ; thấp hơn bình quân cả nước (cả nước tăng 3,69%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa 11 tháng đầu năm của Thành phố đạt 514.478 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ, cao hơn bình quân cả nước (cả nước tăng 8,1%).
Để đảm bảo hàng hóa rõ nguồn gốc, người dân nên sử dụng các phương tiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Về công tác chuẩn bị hàng hóa dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ, ông Nguyễn Minh Hùng cho biết, việc chuẩn bị nguồn hàng của doanh nghiệp cơ bản đã đáp ứng kế hoạch đề ra, đủ để cung cấp cho thị trường. Cụ thể, các doanh nghiệp đầu mối tham gia Chương trình bình ổn thị trường đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó hơn 8.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để phục vụ thị trường Tết.
Sản lượng hàng thiết yếu chuẩn bị chiếm 25% đến 43% thị phần; bình quân mỗi tháng Tết dự kiến cung ứng 8.300 tấn gạo, 5.000 tấn thịt gia súc, 5.500 tấn thịt gia cầm, 23 triệu quả trứng gia cầm, 1.400 tấn đường, 1.100 tấn dầu ăn, 800 tấn thực phẩm chế biến, 10.000 tấn rau củ quả, 200 tấn thuỷ hải sản…
“Trong một tháng trước và sau Tết, giá cả những mặt hàng thuộc chương trình bình ổn thị trường, lương thực thực phẩm thiết yếu sẽ được giữ cố định, không thay đổi. Trong Tết, các hệ thống phân phối chỉ nghỉ thời gian ngắn, hầu hết mở cửa vào ngày mùng 2. Do đó, người dân không cần mua lượng lớn hàng hóa để dự trữ trong dịp này”, đại diện Sở Công Thương cho biết.
Nam Dương