Uy lực tên lửa AIM-9X dẫn đường hồng ngoại mạnh nhất hành tinh

author 19:03 19/03/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa AIM-9X là thế hệ tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại chủ lực của Không quân Mỹ và các nước trong khối quân sự NATO.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Zing News đưa tin, theo Airfore Technology, tên lửa AIM-9X là thế hệ mới nhất của dòng tên lửa AIM-9 Sidewinder. Tên lửa là sản phẩm của tập đoàn Raytheon. Quá trình nâng cấp AIM-9X bắt đầu từ cuối những năm 1980 nhằm đối phó với sự ra đời của tên lửa R-73 (AA-11 Archer) của Nga.

Tên lửa AIM-9X được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy kết hợp với vây lái ở mũi mang lại khả năng cơ động cao trong phạm vi hẹp. Phiên bản mới được trang bị cảm biến hồng ngoại tiên tiến với góc nhìn lên đến 90 độ. Cảm biến mới tương thích với hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay phi công cho phép khóa mục tiêu bằng mắt nhìn.

Được biết, tên lửa AIM-9X bắt đầu được thử nghiệm vào năm 1999. Quá trình sản xuất loạt ban đầu tỷ lệ thấp vào năm 2000. Quân đội Mỹ bắt đầu đưa tên lửa vào sử dụng từ năm 2003.

Tên lửa có chiều dài 3 m, đường kính 0,127 m, sải cánh 0,44 m, trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km. Ảnh: Zing News

Tên lửa có chiều dài 3 m, đường kính 0,127 m, sải cánh 0,44 m, trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km. Ảnh: Zing News

Một trong những tính năng "đỉnh" của AIM-9X là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên phù hợp với các tiêm kích tàng hình có khoang vũ khí bên trong thân. Ngoài ra, cảm biến mới còn có tính năng cho phép phi công chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất nên hiệu suất chiến đấu rất cao, do đó, mục tiêu rất khó trốn thoát nếu bị tên lửa tấn công.

Tên lửa có chiều dài 3 m, đường kính 0,127 m, sải cánh 0,44 m, trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km. Tính cơ động và cảm biến tiên tiến của AIM-9X được giới quân sự thế giới đánh giá là một trong những tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại mạnh nhất thế giới.

Theo báo Kiến Thức, với biệt danh là "Rắn đuôi chuông" (Sidewinder) AIM-9 là tên lửa không đối không huyền thoại của Mỹ, là một trong những loại tên lửa không đối không được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, và là mẫu tên lửa cao tuổi nhất nước Mỹ với nửa thế kỷ phục vụ.

Được đưa vào sản xuất từ tháng 9/1953 tới nay, đã có 110.000 quả tên lửa không đối không AIM-9 gồm nhiều phiên bản được sản xuất cho Không quân, Hải quân Mỹ và 27 quốc gia trên thế giới. Trong lịch sử chiến trận, khoảng 270 máy bay đã bị bắn hạ bởi AIM-9. Không quân Mỹ có kế hoạch tiếp tục sử dụng AIM-9 tới tận năm 2055.

Tên lửa AIM-9 là tên lửa không đối không huyền thoại của Mỹ. Ảnh: Kiến Thức

Tên lửa AIM-9 là tên lửa không đối không huyền thoại của Mỹ. Ảnh: Kiến Thức

Đa phần các phiên bản AIM-9 đều dùng công nghệ dẫn hồng ngoại, ngoại trừ phiên bản AIM-9C dùng đầu dẫn radar bán chủ động. Tuy nhiên, dù là dùng chung công nghệ dẫn, nhưng đầu dẫn qua các thời kỳ luôn có sự khác nhau rõ rệt. Hãy cùng tìm hiểu bên trong đầu dò phiên bản AIM-9.

Đầu tự dẫn radar bán chủ động phiên bản AIM-9C - khoảng 1.000 quả được sản xuất nhưng nhìn chung đây là phiên bản không thành công. Đầu dẫn hồng ngoại trên phiên bản AIM-9D khác biệt hoàn toàn so với AIM-9B, nó được đánh giá là đáng tin cậy hơn rất nhiều so với thế hệ trước.

Tên lửa AIM-9X bắt đầu được thử nghiệm vào năm 1999. Ảnh: Kiến Thức

Tên lửa AIM-9X bắt đầu được thử nghiệm vào năm 1999. Ảnh: Kiến Thức

Vi mạch điện tử trên đầu dò phiên bản AIM-9H ra đời cùng thời với AIM-9D, tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam. Đầu dò hồng ngoại trên phiên bản AIM-9L được đưa vào sản xuất với số lượng lớn từ năm 1977. Đây là thế hệ "rắn đuôi chuông" đầu tiên có khả năng tấn công mọi phương hướng (all-aspect). Nó lập chiến công đầu tiên vào năm 1981 khi được tiêm kích F-14A sử dụng để bắn hạ cường kích Su-22 của Libya. Phần vi mạch đầu dò hồng ngoại trên phiên bản AIM-9M có khả năng đối phó hữu hiệu với biện pháp gây nhiễu hồng ngoại bằng pháo sáng khiến đối phương như 'mù' mọi thông tin.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang