Vaccine ngừa Covid-19 của Tây Ban Nha hướng đến các biến thể nhờ công nghệ gì?
Novavax cung cấp 2 tỷ liều vaccine Covid-19 trong năm 2022
Nguy cơ mất đơn hàng cuối 2021 và năm 2022, doanh nghiệp dệt may đề nghị được hỗ trợ vaccine
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc tiêm vaccine phòng COVID-19
Đẩy nhanh tiến độ sản xuất vaccine COVID-19 trong nước
Vaccine Covid-19 PHH-1V do công ty Hipra, Tây Ban Nha sản xuất, phát triển trên công nghệ protein tái tổ hợp và theo hướng hiệu quả trên đột biến nCoV, bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C mà không cần tủ đông sâu.
Trong khuôn khổ chuyến tham dự hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới (WCSP5) và thăm châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, kết thúc trưa 12/9, đại diện tập đoàn T&T đã ký hợp đồng với Hipra tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba vaccine PHH-1V, sản xuất và đặt mua 50 triệu liều.
Vaccine PHH-1V dựa trên công nghệ tái tổ hợp, sử dụng hai protein có cấu trúc tương tự nhau, một tương ứng với biến thể Alpha và một tương ứng với biến thể Delta. Cơ chế tái tổ hợp giúp vaccine tạo phản ứng miễn dịch với protein S đặc trưng (protein giúp nCoV xâm nhập vào tế bào người).
Phương pháp này đã được hai hãng Novavax và Sanofi sử dụng để điều chế vaccine Covid-19. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của PHH-1V là có protein từ hai biến thể khác nhau. Như vậy, vaccine được sửa đổi để hiệu quả hơn trên đột biến mới của nCoV.
Vaccine PHH-1V ngừa Covid-19 dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp và theo hướng hiệu quả trên đột biến nCoV. Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo nhà sản xuất, vì chỉ sử dụng các phần cụ thể của virus, vi khuẩn, vaccine cho phản ứng miễn dịch mạnh, ảnh hưởng trực tiếp tác nhân gây bệnh. Chúng cũng an toàn và hiệu quả trên hầu hết người tiêm, kể cả những người hệ miễn dịch yếu hay có bệnh nền, vấn đề sức khỏe lâu dài. Hạn chế của vaccine dạng này là cần tiêm nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch.
Những bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine tái tổ hợp bao gồm: vi khuẩn Hib (Haemophilusenzae type b); viêm gan B; HPV; ho gà (một phần của vaccine kết hợp DTaP); phế cầu; não mô cầu và bệnh zona.
PHH-1V được Cơ quan Y tế và Sản phẩm Y tế Tây Ban Nha (AEMPS) phê duyệt thử nghiệm lâm sàng vào tháng 8 năm nay. Đây là lần đầu tiên nước này phê duyệt một loại vaccine thử nghiệm trên người.
Nghiên cứu giai đoạn một nhằm đánh giá tính an toàn, khả năng dung nạp, tạo phản ứng miễn dịch và độ hiệu quả của vaccine. Các chuyên gia so sánh PHH-1V với các vaccine đã được phép sử dụng trên người. Dự kiến 30 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 đến 30 tham gia đợt đầu thử nghiệm. Tất cả đều chưa nhiễm nCoV, chưa từng tiêm vaccine Covid-19 trước đó.
Các tình nguyện viên được chia làm hai nhóm ngẫu nhiên. Nhóm đầu tiêm PHH-1V, còn lại nhận vaccine sẵn có theo công nghệ mRNA như Pfizer (gọi là nhóm đối chứng).
Ủy ban độc lập có trách nhiệm giám sát tình nguyện viên, theo dõi tác dụng phụ hoặc các ca nhiễm sau tiêm. Quá trình thử nghiệm kéo dài nhiều tháng, song AEMPS chưa đưa ra khung thời gian cụ thể.
Theo Hipra, hãng có thể bắt đầu sản xuất chỉ trong hơn 60 ngày kể từ khi phê duyệt, kỳ vọng vaccine được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép vào quý đầu năm 2022.
Trước khi AEMPS bật đèn xanh, Toni Maneu, người đứng đầu Bộ phận Y tế tại Hipra, cho biết trong thử nghiệm tiền lâm sàng (ở động vật), PHH-1V hiệu quả trên biến thể Delta nguy hiểm.
Công ty HIPRA của Tây Ban Nha cho biết, họ có 50 năm kinh nghiệm phát triển vắc xin. HIPRA lên kế hoạch sản xuất 400 triệu liều vắc xin HIPRA SARS-CoV-2 trong năm 2022 và đạt 1,2 tỉ liều tính đến năm 2023.
Nếu kết quả thử nghiệm trên người khả quan, công ty sẽ bắt đầu sản xuất vào tháng 10, giao lô hàng 75 triệu liều đầu tiên vào cuối năm nay. Trong trường hợp mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch, hãng đủ khả năng mở rộng quy mô lên đến 1,2 tỷ liều vào năm 2023.
Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm Phần Lan, tại thủ đô Helsinki, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã dự lễ trao tặng vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 và các biên bản thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu về chuyển giao công nghệ sản xuất và mua kit xét nghiệm Covid-19, hợp tác về thử nghiệm lâm sàng và mua bán vaccine Covid-19.
Trong số các hoạt động, Công ty cổ phần dược phẩm T&T đã ký thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ và sản xuất các kit xét nghiệm RT-PCR Virella SARS-CoV-2 tại Việt Nam với Công ty GERBION GmbH & Co. KG (Đức), ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Hipra Human Health S.L. U (Tây Ban Nha) về thử nghiệm lâm sàng và mua vắc xin ngừa Covid-19 Hipra SARS-CoV-2 với số lượng dự kiến 50 triệu liều, tổng giá trị hợp đồng khoảng 375 triệu euro (10.500 tỉ đồng).
An Dương (T/h)