Vạch mặt 5 loại vi khuẩn gây bệnh khi tắm ở bể bơi công cộng

author 10:02 06/06/2017

(VietQ.vn) - Theo cảnh báo của các chuyên gia, tắm ở bể bơi công cộng có nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm do một số loại vi khuẩn gây nên người dùng hết sức cảnh giác.

Vi khuẩn Cryptosporidium có thẻ gây tiêu chảy

Theo tạp chí hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ Business Insider, tắm ở bể bơi công cộng dễ mắc nguy cơ nhiễm trùng bào tử Cryptosporidium hay còn được gọi là Crypto. Năm 2016 đã có hơn 30 điểm bùng phát dịch Crypto ở Mỹ, tăng gấp đôi so với năm 2014, thông tin trên báo Trí Thức Trẻ.

Chỉ cần tiếp xúc với phân người bệnh (như nước hồ bơi) cũng có thể khiến vi khuẩn này tấn công. Nhiễm trùng Crypto có thể khiến "người bơi bị bệnh tiêu chảy kéo dài đến 3 tuần, cùng các biểu hiện khác như buồn nôn, hoặc nôn mửa, mất nước".

Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy tồn tại trong bể bơi công cộng rất nhiều. Ảnh minh họa

Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy tồn tại trong bể bơi công cộng rất nhiều. Ảnh minh họa 

Việc kiểm soát và cấm người bị các căn bệnh truyền nhiễm hay tiêu chảy đến hồ bơi là điều bất khả thi, hơn nữa thống kê chỉ ra hơn 25% người đến hồ bơi thường xuyên có các hành động mất vệ sinh ngay trong bể bơi! Đây cũng là tỷ lệ người cho rằng họ sẽ bơi một giờ sau khi bị tiêu chảy, trong đó hơn một nửa thừa nhận không tắm trước khi xuống nước.

Hơn nữa, Crypto rất khó tiêu diệt dù bể bơi có thường xuyên được thay nước hay khử trùng bằng clo (chúng có thể sống tới 10 ngày trong điều kiện nước chứa clo trong khi các vi khuẩn khác gần như bị diệt sạch sau vài phút).

Vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh

Cũng theo các chuyên gia, tắm bể bơi công cộng còn nhiều nguy cơ viêm da do nhiễm khuẩn, do nấm, các tổn thương da do hóa chất khử khuẩn, các loại hóa chất khác, các thương tổn da do ánh nắng mặt trời. Viêm da do nhiễm khuẩn có nguyên nhân do vi khuẩn sinh sống trong nước tại các bể bơi  như vi khuẩn gram âm, trực khuẩn mủ xanh...với biểu hiện bằng những tổn thương trên da như các nốt viêm, sưng nề, hóa mủ.

Vi khuẩn trong nước cũng có thể dễ dàng xâm nhập cơ thể qua các vết thương nhỏ có sẵn trên da và gây viêm da ở người đi bơi. Bệnh lý do nấm rất thường gặp ở người đi bơi như hắc lào, nấm móng, nấm kẽ chân, nấm tóc... xuất hiện sau khi nhiễm 5 - 7 ngày với các biểu hiện ngứa, viêm loét tại các vị trí tổn thương: kẽ chân, móng tay chân, chân tóc.

Nước mắm là ‘kẻ thù’ của những đối tượng nào?(VietQ.vn) - Nước mắm không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Nhưng nếu chế biến sai cách, hoặc mắc một số bệnh như thận, huyết áp cao...thì nước mắm lại không hề tốt.

Vi khuẩn E.Coli

Khi đi bơi có thể lây nhiễm một số bệnh như lỵ trực khuẩn, tiêu chảy cấp do E. Coli. Bệnh sẽ biểu hiện một hai ngày sau nhiễm vi khuẩn với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, mót rặn, phân nhày máu hoặc tiêu chảy. Tiêu chảy cấp cũng có thể do Giardia, một loại ký sinh trùng hay gặp trong nước bẩn. Bên cạnh đó, bệnh lý viêm dạ dày ruột cấp do Norwalkvirus, viêm gan virut A cũng được cho là bệnh lý gặp ở người đi bơi.

Vi khuẩn nấm khiến giảm thính lực

Khi đi bơi, nước có thể vào các ống tai, làm ướt ống tai, tạo môi trường viêm nhiễm ở những ống tai có nhiều ráy tai hoặc các ống tai đã bị tổn thương trước đó. Tổn thương là các ổ viêm, gây đau nhức, ngứa ngáy khó chịu, có thể chảy nước vàng thậm chí cả mủ, ù tai, giảm thính lực nếu ổ viêm to che lấp ống tai ngoài và nhiều khi thương tổn có thể lan sâu vào phía trong. Nguyên nhân viêm ống tai gồm hai nhóm chính do vi khuẩn và do nấm.

Vi khuẩn nấm cũng tồn tại rất nhiều trong các bể bơi công cộng. Ảnh minh họa

Vi khuẩn nấm cũng tồn tại rất nhiều trong các bể bơi công cộng. Ảnh minh họa

Vi khuẩn chlamydia Trachomatis gây viêm kết mạc

Chlamydia Trachomatis là một loại vi khuẩn hay gặp trong nước nói chung trong đó có nước bể bơi và đây là thủ phạm gây viêm kết mạc. Viêm kết mạc cũng có thể do hóa chất, do các loại vi khuẩn khác có mặt trong nước bể bơi không được vệ sinh tốt.

Bệnh lý lây nhiễm qua đường sinh dục tiết niệu rất nên được chú ý khi đi bơi (ở phụ nữ). Các bệnh lý viêm nhiễm này có nguyên nhân do vi khuẩn hoặc nấm. Các tác nhân gây bệnh có thể từ những người đi bơi đang bị viêm nhiễm hệ tiết niệu sinh dục lây sang người khác. Ngoài ra, các bệnh lý khác như cơn hen phế quản (ở những người có cơ địa nhạy cảm với hóa chất), viêm phổi thùy (do hít sặc phải nước bể nhiễm khuẩn), nấm tóc, tóc giòn, dễ rụng do hóa chất... cũng có thể xuất hiện sau khi đi bơi.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang