Việt Nam tăng hạng nghiên cứu khoa học thế giới

author 06:36 20/08/2013

(VietQ.vn) – Các viện nghiên cứu của Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong bảng xếp hạng uy tín SCImago.

Theo kết quả mới công bố của SCImago (một dự án có uy tín về xếp hạng và đánh giá khoa học hàng đầu thế giới của Tây Ban Nha), trong báo cáo xếp hạng 2.740 trường đại học và tổ chức nghiên cứu trên thế giới năm 2013, Việt Nam có 4 tổ chức được xếp hạng: Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam (xếp hạng 1747, vị trí cũ là 1818),  Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh (xếp hạng 2209, vị trí cũ là 2215), Đại học Bách Khoa Hà Nội (xếp hạng 2473, vị trí cũ là 2453 ) và  Đại học Quốc Gia Hà Nội (xếp hạng 2494, vị trí cũ là 2468).

Bảng xếp hạng năm 2013 của SCImago.
Bảng xếp hạng năm 2013 của SCImago.

Như vậy, ở cấp toàn cầu, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã có nhiều bước tiến. Ở cấp khu vực châu Á, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và ĐH Bách khoa Hà Nội là có bước tiến trong bảng xếp hạng (tô màu xanh lá cây).

Bảng xếp hạng năm 2012 của SCImago.
Bảng xếp hạng năm 2012 của SCImago.

10 đơn vị nghiên cứu khoa học đứng đầu bảng thống kê SCImago là: Trung tâm nghiên cứu khoa học (Pháp), Học viện Khoa học (Trung Quốc), Học viện Khoa học (Nga), ĐH Harvard (Mỹ), Viện Helmholtz Gemeinschft (Đức), Viện nghiên cứu Max Planck (Đức), ĐH Tokyo (Nhật Bản),  Viện nghiên cứu phát triển (Tây Ban Nha), ĐH Toronto (Canada), Viện Y hoa Quốc  gia (Mỹ).

Mục đích của SIR (The SCImago Institutions Rankings) là nhằm thiết kế các công cụ phân tích giúp các tổ chức khoa học – công nghệ giám sát và đánh giá kết quả nghiên cứu của mình, từ đó đưa ra quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và tìm kiếm các cơ hội tài trợ cho các dự án nghiên cứu.

Các chỉ số cơ bản trong bảng xếp hạng là

O: số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong chỉ mục của Scopus trong khoảng thời gian năm năm 2007-20011.

%IC: số bài báo có hợp tác quốc tế trong cùng thời kì, tức các bài báo có ít nhất một đồng tác giả thuộc một đơn vị nước ngoài tại thời điểm xuất bản

NI: bình quân chỉ số SJR của các tạp chí nơi đơn vị nghiên cứu có bài được đăng, nếu lớn hơn 1 nghĩa là nhìn chung các bài báo của đơn vị đó được đăng trên các tạp chí có tầm quan trọng trên mức trung bình trong lĩnh vực chuyên môn của mình, và ngược lại, nếu dưới 1 nghĩa là dưới mức trung bình.

%Q1: bài báo chất lượng cao, tức tỉ lệ bài báo đăng trên các tạp chí có uy tín nhất trên thế giới. Đây là những tạp chí thuộc nhóm 25 % đầu tiên trong lĩnh vực của mình theo kết quả thu được từ SJR.

Spec: chỉ số Chuyên hoá), tính toán dựa trên quy tắc tính chỉ số Gini trong kinh tế học, xác định mức độ tập trung hay phân tán của các bài báo được xuất bản, dao động từ 0 (hoàn toàn tổng quát hay đa ngành) đến 1 (hoàn toàn chuyên hoá theo chuyên ngành hẹp).

%Exc: tỉ lệ các kết quả nghiên cứu khoa học của trường nằm trong 10% các bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực tương ứng – đánh giá kết quả nghiên cứu chất lượng cao.

%Lead: số lượng công bố khoa học có người đứng tên thứ nhất là cán bộ, giảng viên của trường.

%EwL:  số lượng các bài báo được đánh giá xuất sắc trong đó cán bộ của đơn vị là tác giả đóng góp chính.

Hoàng Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang