Xuất hiện đồ chơi Trung Quốc dạy trẻ...nói ngọng

author 21:52 16/09/2013

Khuyết tật về cơ thể đáng sợ, khuyết tật về ngôn ngữ cũng đáng sợ không kém. Càng đáng sợ hơn khuyết tật đó lại bị tạo ra bởi vì thiếu cảnh giác với đồ chơi giáo dục xuất xứ từ Trung Quốc.

Dạo quanh thị trường đồ chơi Trung thu trẻ em năm nay, ngoài đồ chơi chủ đề gang nam style, thị trường đồ chơi không khác trước là mấy. Thị hiếu của người dân hiện cũng đã thay đổi, các bậc cha mẹ ít mua cho con cái những trò chơi mang tính bạo lực mà lựa chọn đồ chơi giáo dục để làm quà Trung thu. Những chiếc Ipad, những chiếc điện thoại smartphone có thể học chữ là một trong những lựa chọn đó.
Mỗi chiếc Ipad, điện thoại như thế chỉ có giá khoảng 100 nghìn đồng nhưng có bao bì tiếng Việt, bắt mắt. Đồ chơi này dạy trẻ em học chữ, số... khá tiện dụng. Khi đặt chân đến chợ Đồng Đăng, người viết bài này đã không khá bất ngờ trước đồ chơi giáo dục của Trung Quốc làm cho người Việt Nam. Đồ chơi được bày bán rất nhiều. Khách lên đây đều cố gắng mua một đồ chơi gì đó mang về cho con, cháu. Đồ chơi giáo dục là thứ được ưu tiên.
Chỉ một thời gian ngắn sau, tại các cửa hàng đồ chơi tại Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện những đồ chơi dạy chữ cho người Việt, do người Trung Quốc sản xuất.
Kiểm tra một số phát âm ban đầu, khá chuẩn nhưng khi mang về cho trẻ nhỏ sử dụng hết các chức năng mới phát hiện ra rất nhiều câu phát âm sai, phát âm ngọng. Ví dụ câu hỏi: Các bạn nhỏ hãy tìm xem chữ “A” ợ (ở) đâu? Thay vì phát âm chuẩn là “ở” thì đồ chơi phát âm thành “ợ”. Và rất nhiều từ ngọng khác được ẩn sau trong những chức năng mà người dùng phải để ý kỹ mới phát hiện ra sai sót.
Điều đáng bàn hơn, một số công ty tại Việt Nam không tự sản xuất đồ chơi giáo dục như thế này mà qua Trung Quốc đặt hàng rồi dán nhãn mác công ty mình. Khi bán vào thị trường Việt Nam có giá rất cao nhưng trong sản phẩm đó tuy khắc phục được nhưng lỗi phát âm phân biệt các chữ gần giống âm như “r, d” lại không được phân biệt rõ ràng. Thậm chí, hỏi một chữ những đáp án một chữ khác...

Nếu đồ chơi có độc tố khi dùng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em, người dùng Việt Nam sẽ chú ý cảnh giác hơn, nhưng nếu là đồ chơi giáo dục thì dường như người Việt lại dễ bỏ qua lỗi tưởng như nhỏ này. Tuy nhiên, thói quen phát âm sai lại sẽ là một di hại khá lớn với các em. Nó không chỉ làm cho nhà trường, gia đình mất nhiều công sức sửa chữa mà còn khiến cho các em tự ti, thiếu tự tin để lựa chọn công việc mình yêu thích.

Anh Đặng Quang Vinh (Thạc sĩ CNTT) là người đã từng bị ngọng một số âm tiết, cho biết: “Khi học thạc sĩ tôi vẫn còn ngọng, đi ăn phở tôi không dám gọi chanh mà gọi quất. Vì tôi không phát âm được từ chanh, mà phát âm thành “chăn”. Gần đây tôi mới chữa được, khi chữa được tôi mừng đến rơi nước mắt. Vậy mấy chục năm trời tôi cứ sống chung với nó. Điều này khiến tôi tự ti không dám nói chuyện, tự ti không dám lựa chọn nghề giáo... Khuyết tật phát âm đã khiến tôi khổ sở như vậy đó. 

Khuyết tật này do thói quen, nếu bị tiếp xúc người phát âm sai, dụng cụ phát âm sai, trẻ em cũng rất dễ có thói quen phát âm sai. Tôi rất mong bà con mình cảnh giác khi mua đồ chơi dạy chữ do Trung Quốc sản xuất để trẻ em không phải rơi vào hoàn cảnh của tôi ngày nhỏ”.

Chia sẻ trên đây cho thấy: Khuyết tật về ngôn ngữ cũng di hại không kém gì khuyết tật về cơ thể. Mà khuyết tật ngôn ngữ lại không phải do vùng miền, không phải do bẩm sinh mà do sử dụng đồ chơi giáo dục xuất xứ Trung Quốc gây ra thì đúng là điều đáng tiếc.

Theo Infonet

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang