Chỉ một mảnh dằm đâm bạn cũng có thể bị hoại tử thịt nếu không biết điều này

authorMinh Hà 15:55 08/12/2017

(VietQ.vn) - Khi bị mảnh dằm đâm vào da không chỉ nguy cơ mắc uốn ván, mà để mảnh dằm trên cơ thể quá lâu còn có nguy cơ dẫn đến hoại tử.

Những dị vật sắc nhọn như mảnh thủy tinh, gai nhọn, kim loại, gỗ... đâm vào tay, chân và trên cơ thể là tai nạn có thể gặp hàng ngày, và nhiều người chủ quan cho rằng đó chỉ là những vết thương nhỏ không đáng lưu tâm. Cũng có trường hợp dằm áng ngữ trong những vết thương hở gây đau đớn, nhưng do khi loại bỏ chúng ra khỏi vết thương lại là nguyên nhân gây đau nhiều hơn nên cũng mặc kệ luôn.

Những dị vật sắc nhọn như mảnh thủy tinh, gai nhọn đâm vào cơ thể là tai nạn có thể gặp hàng ngày. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp - Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cảnh báo trên báo Gia đình & Xã hội, những vết thương tưởng chừng như nhỏ bé đó lại có thể gây hại nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.

BS Nguyễn Trung Cấp cũng khuyến cáo, nếu không may bị vật nhọn đâm vào người, sau khi xử lý vết thương, nên đến cơ sở y tế để tiêm uốn ván vì không biết trong dị vật đó có vi trùng gây uốn ván hay không.

Vết thương nhỏ bé trên cơ thể này có thể gây hại nếu không được xử lý kịp thời. Ảnh: Trí thức trẻ

Nhiều người thường lầm tưởng chỉ có giẫm phải đinh sắt, kim loại gỉ mới bị uốn ván, nhưng thực tế những vết thương trầy xước nhỏ cũng dễ gây ra tình trạng này.

Nói về những mối nguy hiểm khi bị dằm đâm vào cơ thể, tờ Tri thức trẻ cũng cho biết, các mảnh dằm nhỏ như thủy tinh, nhựa hoặc kim loại... mảnh gỗ và gai chứa dầu tự nhiên khi bị đâm vào da, ngay lập tức, hệ miễn dịch sẽ nhận thấy đó là mối đe dọa, dân đến cơ chế viêm da quanh vùng bị mắc kẹt dị vật. Ngoài ra, nhiễm tụ cầu khuẩn Staphyloccus là bệnh nhiễm trùng liên quan đến dằm. Vết sưng phồng trên da có thể gây sốt và ớn lạnh cho cơ thể.

Đừng chủ quan mà chết người vì uốn ván(VietQ.vn) - Bệnh uốn ván là tình trạng nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao nếu không làm sạch vết thương cẩn thận, đã có bệnh nhân phải nằm điều trị 1 tháng với chi phí hàng trăm triệu vì uốn ván.

Trao đổi trên báo Người lao động về điều này, BS Vương Hữu Định, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Đa khoa Vạn Hạnh, cảnh báo rằng một số bệnh nhân bị nhiễm trùng không phải do dị vật mà vì chính vi khuẩn từ các vật dụng được dùng để lấy chúng ra.

Nhiều người cho rằng nếu sát trùng kim, dao bằng cồn hay đốt nóng thì sẽ “chắc ăn” nhưng theo BS Định, suy nghĩ đó cũng hoàn toàn sai lầm. Chúng ta không thể biết được có những loại vi khuẩn gì trên kim, trên dao và chúng sẽ chết trong môi trường nào, nhiệt độ nào. Không phải tự dưng mà mọi dụng cụ y tế dùng trong BV đều phải trải qua quy trình xử lý rất phức tạp. Khi đạp dằm, vật sắc nhọn..., bản thân dị vật đã mang vi khuẩn vào cơ thể rồi, nếu lại can thiệp bằng những dụng cụ không bảo đảm vô trùng thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên.

Không chỉ gây uốn ván, để mảnh dằm trên cơ thể quá lâu có thể dẫn đến hoại tử. Ảnh minh họa

Trên báo Người lao động, BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM khuyên rằng những người từng đạp phải một cái dằm, dị vật trong thời gian gần, nếu bỗng thấy lòng bàn chân sưng đau, cộm, có hiện tượng sốt... thì nên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng để kéo dài không những gây nhiễm trùng rộng hơn mà còn có nguy cơ dẫn đến hoại tử.

Minh Hà (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang