Những điều cần biết về hết quyền sở hữu trí tuệ

author 18:56 13/12/2015

(VietQ.vn) - Khi hết quyền sở hữu trí tuệ xảy ra, những hành vi của người mua đối với sản phẩm không bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện: SỞ HỮU TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ

Khái niệm về hết quyền sở hữu trí tuệ

Hết quyền sở hữu trí tuệ là trạng thái chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không còn quyền phân phối đối với một sản phẩm cụ thể, khi sản phẩm đã được đưa ra thị trường bởi chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, hoặc với sự đồng ý của chủ thể này. Như vậy, hết quyền sở hữu trí tuệ  có những đặc điểm cơ bản sau:

Hết quyền sở hữu trí tuệ là trạng thái chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không còn quyền phân phối đối với sản phẩm

Hết quyền sở hữu trí tuệ là trạng thái chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không còn quyền phân phối đối với sản phẩm

(i) Hết quyền sở hữu trí tuệ xảy ra khi thoả mãn hai điều kiện là sản phẩm đã được đưa ra thị trường và hành động đưa sản phẩm ra thị trường được thực hiện bởi chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ, hoặc với sự đồng ý của chủ thể này;

(ii) Khi hết quyền sở hữu trí tuệ xảy ra, chỉ quyền phân phối sản phẩm không còn và quyền sản xuất sản phẩm không bị ảnh hưởng;

(iii) Khi hết quyền sở hữu trí tuệ xảy ra, chỉ quyền phân phối đối với sản phẩm cụ thể đã được đưa ra thị trường không còn và những sản phẩm chưa được đưa ra thị trường không bị ảnh hưởng.

Quyền phân phối khi hết quyền sở hữu trí tuệ

Khi chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc chủ thể khác được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đưa sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ ra thị trường, quyền phân phối của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm này không còn. Trong mối quan hệ với hết quyền sở hữu trí tuệ, “phân phối” được hiểu là hành vi chuyển giao sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ.

Khi hết quyền xảy ra, những hành vi của người mua đối với sản phẩm không bị coi là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khi hết quyền xảy ra, những hành vi của người mua đối với sản phẩm không bị coi là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khi hết quyền xảy ra, những hành vi của người mua đối với sản phẩm không bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi hết quyền xảy ra đối với sáng chế xảy ra, quyền sản xuất sản phẩm theo sáng chế vẫn thuộc về chủ sở hữu sáng chế. Tương tự, quyền sao chép tác phẩm vẫn thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả mặc dù tác phẩm đã được đưa vào giao dịch thương mại bởi chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả.

Đối với nhãn hiệu, quyền gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong kinh doanh là quyền chỉ thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu. Do đó, khi hết quyền xảy ra, quyền này không được chuyển giao sang cho bên thứ ba mặc dù sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ đã được chuyển giao cho bên thứ ba.

Chỉ quyền phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ không còn. Các chủ thể khác có quyền thực hiện các hành vi thương mại như bán, chào hàng, cho thuê, tàng trữ để lưu thông và các hành vi phi thương mại như sử dụng, tặng cho, cho mượn, từ bỏ sản phẩm.

Các hành vi sửa chữa, tái chế, nhập khẩu song song hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ được công nhận là hợp pháp và không phải là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như hệ quả pháp lý của hết quyền đối với nhãn hiệu. Thương mại song song hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ chỉ được công nhận khi cơ chế hết quyền quốc tế và cơ chế hết quyền khu vực được áp dụng.

Các doanh nghiệp cần nắm rõ được hệ quả pháp lý của hết quyền sở hữu trí tuệ

Các doanh nghiệp cần nắm rõ được hệ quả pháp lý của hết quyền sở hữu trí tuệ

Hệ quả pháp lý của hết quyền sở hữu trí tuệ bắt nguồn từ sự phân định rạch ròi giữa quyền sở hữu trí tuệ của nhà sản xuất sản phẩm và quyền tài sản của người mua đối với sản phẩm. Cụ thể, quyền sở hữu trí tuệ gắn với tài sản vô hình (như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu), còn quyền tài sản gắn với tài sản hữu hình (như xe, đồng hồ, sách). Khi bán sản phẩm, sản phẩm và quyền tài sản được chuyển giao sang cho người mua.

Người mua có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Người mua có thể thực hiện hành vi theo mong muốn của họ đối với sản phẩm như: tiêu dùng, bán, cho thuê hay phá bỏ sản phẩm,... Trường hợp ngoại lệ là các bên giao kết hợp đồng thoả thuận sản phẩm chỉ được bán trong lãnh thổ nhất định. Hơn nữa, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có cơ hội được bù đắp xứng đáng chi phí, nỗ lực sáng tạo và uy tín, danh tiếng từ lần đầu tiên đưa sản phẩm vào lưu thông.

Minh Thùy

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang