Bình Định: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa

author 16:30 13/06/2014

(VietQ.vn) - Tỉnh Bình Định đã hình thành dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực giai đoạn (2011 – 2020)", trên cơ sở này doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ để phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Với tiềm năng thủy sản, doanh nghiệp Bình Định sẽ đẩy mạnh năng suất trong sản xuất và chế biến cá ngừ xuất khẩuVới tiềm năng thủy sản, doanh nghiệp Bình Định sẽ đẩy mạnh năng suất trong sản xuất và chế biến cá ngừ xuất khẩu

Theo UBND tỉnh Bình Định, trong những năm qua, kinh tế tỉnh Bình Định không ngừng phát triển, tốc độ  tăng trưởng GDP bình quân 5 năm là 10,7%, trong đó: nông, lâm, thủy sản là 7,1%; công nghiệp, xây dựng là 15,2%; dịch vụ là 11,2%. Cơ cấu kinh tế năm 2010, khu vực 1: 35%, khu vực 2: 27,4%, khu vực 3: 37,6%. GDP bình quân đầu người đạt 901 USD. Đến năm 2010, Bình Định có khoảng 4.000 DN đăng ký hoạt động, với số vốn là 19.000 tỉ, tăng trung bình 15%/năm, trong đó 97% DN vừa và nhỏ.

Những sản phẩm chủ lực của tỉnh gắn với lợi thế của địa phương gồm: thủy hải sản, nông lâm sản, vật liệu xây dựng, tân dược, giày da, may mặc, phân bón… Một số nhóm sản phẩm có sản lượng và giá trị cao như: chế biến gỗ đạt khoảng 8 triệu sản phẩm/năm, kim ngạch xuất khẩu là 1.100 triệu USD (chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu của tỉnh); chế biến thủy sản năm 2010 là 8.787 tấn, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 42 triệu USD. Các DN sản xuất sản phẩm hàng hóa (SPHH) chủ lực từng bước xây dựng thương hiệu, có khả năng cạnh tranh cao với quy mô sản xuất mở rộng và xây dựng một điểm đến là thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhiều DN của tỉnh gặp không ít khó khăn, hạn chế do phải vượt qua các rào cản kỹ thuật quy định, chất lượng không ổn định, năng suất thấp, chưa tạo dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Những hạn chế này, xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau:

Hầu hết các doanh nghiệp Bình Định đều là DN vừa và nhỏ (trên 97%), do vậy điểm xuất phát về vốn, nguồn nhân lực, thiết bị công nghệ thường rất thấp;
Nhận thức về năng suất và chất lượng trong lãnh đạo, quản lý và công nhân ở DN còn hạn chế; phong trào năng suất chất lượng (NSCL) còn chung chung, thiếu mục tiêu và các giải pháp cụ thể;

Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D) tại các DN chưa được quan tâm thực hiện; việc nghiên cứu cải tiến, đổi mới sản phẩm chưa theo kịp nhu cầu thị trường;

Việc ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, các kinh nghiệm và công cụ nâng cao năng suất và chất lượng chưa được triển khai có hiệu quả ở doanh nghiệp. Chưa tạo ra đội ngũ chuyên gia, tư vấn có năng lực, nhiệt tình để hỗ trợ, tác động đến các DN nhằm nâng cao NSCL;

Trình độ tiêu chuẩn hóa ở DN nhìn chung còn thấp, việc cập nhật và áp dụng tiêu chuẩn còn chắp vá, thiếu đồng bộ…

Với tiềm lực sẵn có cùng mục tiêu cụ thể về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tỉnh Bình Định đã hình thành dự án: Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực giai đoạn (2011 – 2020). Trên cơ sở này doanh nghiệp trong quy định sẽ được hỗ trợ để phát triển.Theo đó, trong giai đoạn 2011 – 2015 có 50 DN sản xuất các SPHH chủ lực xây dựng và thực hiện Dự án NSCL, lựa chọn 03 DN để xây dựng mô hình điểm về việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp để nâng cao NSCL.

Cá ngừ xuất khẩu của Bình Định luôn được đánh giá cao về chất lượngCá ngừ xuất khẩu của Bình Định luôn được đánh giá cao về chất lượng

Với mục tiêu 100% sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, hợp đồng chất lượng của khách hàng); 100% SPHH thuộc diện áp dụng quy chuẩn kỹ thuật được chứng nhận và công bố hợp quy; 20 SPHH được chứng nhận và công bố hợp chuẩn;  10 DN tham gia và đạt giải thưởng chất lượng quốc gia.Bên cạnh đó, đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn về NSCL; xây dựng 02 – 03 tổ chức có chức năng tư vấn về NSCL; xây dựng mạng lưới cán bộ tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan  để thúc đẩy phong trào và hỗ trợ thực hiện Dự án NSCL thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Đồng thời xây dựng từ 01 – 02 tổ chức chứng nhận có đủ năng lực và được công nhận để thực hiện việc chứng nhận hệ thống, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; 05 phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn, kiểm định có đủ năng lực và được công nhận (đạt chuẩn ISO 17025), để tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp và được chỉ định phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước;

Nâng cao chỉ tiêu cạnh tranh của DN thông qua các chỉ số: tăng trưởng DN, mở rộng thị trường, tăng trưởng GDP của tỉnh và chỉ số cạnh tranh chung của tỉnh (xếp loại PCI của VCCI); Nâng tỉ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh lên 30% vào năm 2015;

Trong giai đoạn 2016 – 2020, Tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục duy trì 50 DN ở giai đoạn trước và mở rộng thêm 100 DN (tổng số 150 DN) sản xuất các SPHH chủ lực xây dựng và thực hiện các Dự án NSCL; lựa chọn 05 DN để xây dựng mô hình điểm về việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp để nâng cao NSCL. Nâng tỉ trọng đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh lên 35% vào năm 2020.

H. Thanh


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang