Ấn Độ ban hành thông báo cấm xuất khẩu cám gạo trích ly

author 16:07 31/07/2023

(VietQ.vn) - Mới đây, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ban hành thông báo số 21/2023 về việc cấm xuất khẩu cám gạo trích ly (Deoiled Rice Bran Extraction- DORB), có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến ngày 30/11/2023.

Theo báo chí Ấn Độ, lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi gồm gia súc, gia cầm và cả thủy sản tăng vọt. Trong đó thành phần chính là cám gạo cám gạo trích ly (DORB) hoặc chiết xuất cám gạo, một thành phần chính trong thức ăn gia súc, gia cầm và cá. Điều này đã dẫn đến giá sữa, các sản phẩm sữa trong nước tăng đáng kể. Trong trường hợp giá thức ăn gia súc tăng đến 25% cám gạo tách dầu được sử dụng như nguồn thức ăn bổ sung và thay thế.

Trong niên vụ 2022 - 2023, Ấn Độ đã sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn cám gạo đã tách dầu so với con số 5 triệu tấn của năm trước. Do nguồn cung khan hiếm, giá mặt hàng này đã tăng hơn 3 lần trong vài tuần gần đây.

 Ấn Độ đcấm xuất khẩu cám gạo trích ly. Ảnh minh họa 

Trước đó, ngày 25/7 tờ The Times of India cho biết, Tập đoàn Lương thực Ấn Độ (FCI) ngừng cung cấp gạo cho các đối tác gồm gần 100 nhà máy chưng cất sản xuất ethanol. Các nhà máy này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.Ngày 20/7, Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu các loại gạo trắng (trừ gạo Basmati). Lệnh cấm này đã khiến giá gạo khắp châu Á tăng mạnh, ngày 28/7 tại các nguồn cung chính là Thái Lan và Việt Nam giá đã chạm mức dự báo 600 USD/tấn như các dự báo đưa ra trước đó. 

Các tính toán từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy, trên phạm vi toàn cầu trong năm 2023 nguồn cung gạo dự báo thiếu hụt từ 7 - 9 triệu tấn.

Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây, giá cám gạo cũng luôn duy trì mức cao từ 7.500 - 8.500 đồng/kg. Mức giá này cao hơn từ 500 - 1.000 đồng so với giá lúa thường tại ruộng cùng thời điểm.

Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo có hiệu lực ngay lập tức, sẽ có tác động tới các hợp đồng xuất khẩu cám gạo nhưng chưa tiến hành giao hàng. Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu lượng cám gạo lớn từ Ấn Độ nên sẽ rủi ro các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam. Các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam cần nhanh chóng làm việc với đối tác xuất khẩu tại Ấn Độ để xem tình trạng hàng và giải quyết vấn đề trên cơ sở hợp đồng.

Khánh Mai (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang