Bà Rịa - Vũng Tàu thu giữ hơn 1.300 sản phẩm mỹ phẩm, đồ điện dân dụng không rõ nguồn gốc
Thanh Hóa: Thu giữ, tiêu hủy gần 2 tấn thực phẩm bẩn
Thái Nguyên thu giữ lượng lớn thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh
Đột kích kho thuốc lá lậu, thu giữ 150.000 bao thuốc lá lậu
Thu giữ một lượng lớn dầu DO không rõ nguồn gốc tại vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu
Trước đó, qua thẩm tra xác minh nguồn tin báo của cơ sở, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Cửa hàng Bách hóa Taobao, địa chỉ số 787C đường 30/4, phường 11, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Lực lượng chức năng kiểm tra mỹ phẩm của cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Ảnh: Cục QLTT Bà Rịa - Vũng Tàu
Tại thời điểm kiểm tra Cửa hàng Bách hóa Taobao hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh do bà Đinh Thị Bích Nga làm chủ hộ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có 1.312 sản phẩm mỹ phẩm, có tổng trị giá là: 18.720.000 đồng. Trên toàn bộ sản phẩm không có căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất, xuất xứ hàng hóa, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ và niêm phong toàn bộ tang vật để xử lý theo quy định.
Ngày 09/01/2024, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh nêu trên, phạt tiền: 12.000.000 đồng, thu giữ toàn bộ tang vật vi phạm.
Cùng ngày, Đội Quản lý thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Hộ kinh doanh Quỳnh Dung, địa chỉ: Số 375, đường Phan Văn Trị, khu phố Kim Hải, phường Kim Dinh, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kiểm tra thực tế tại cửa hàng, phát hiện có 30 sản phẩm đồ điện gia dụng (nồi cơm điện các loại) với tổng trị giá hàng hóa: 10.370.000 đồng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của hàng hóa.
Hàng hóa là đồ điện gia dụng không rõ nguồn gốc bị tạm giữ, xử lý theo quy định của pháp luật. Ảnh: Cục QLTT Bà Rịa - Vũng Tàu
Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 3 đã tạm giữ và niêm phong tang vật có liên quan để tiếp tục xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là yếu tố quan trọng, phản ánh chất lượng và giúp người tiêu dùng hiểu về quy trình sản xuất. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, tình trạng buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây lo ngại lớn.
Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ, hàng hóa không rõ nguồn gốc là những sản phẩm không có căn cứ xác định nơi sản xuất, xuất xứ hoặc không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Căn cứ này bao gồm nhãn hiệu, bao bì, tài liệu kèm theo, chứng từ xuất xứ, hợp đồng, hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp.
Hàng hóa không rõ nguồn gốc thường là các sản phẩm mà người bán không xuất trình được giấy tờ hợp lệ theo quy định pháp luật. Việc buôn bán các sản phẩm này không chỉ trái pháp luật mà còn ảnh hưởng sức khỏe, niềm tin người tiêu dùng. Pháp luật đã quy định chế tài nghiêm khắc để xử lý hành vi này.
Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ, mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc được quy định như sau:
- Phạt 1.000.000 - 3.000.000 đồng với hàng hóa trị giá đến 5.000.000 đồng.
- Phạt 3.000.000 - 6.000.000 đồng với hàng hóa trị giá trên 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
- Phạt 6.000.000 - 10.000.000 đồng với hàng hóa trị giá trên 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
- Phạt 50.000.000 - 60.000.000 đồng với hàng hóa trị giá trên 100.000.000 đồng.
Ngoài xử phạt hành chính, hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc qua biên giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm, kèm phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng và các hình phạt bổ sung như cấm hành nghề hoặc tịch thu tài sản.
Duy Trinh