Bác sĩ cảnh báo nhiều trường hợp phải nhập viện do dính nhựa cây xương rồng
Bác sĩ cảnh báo bệ ngồi của nhà vệ sinh công cộng chứa virus HPV
Bác sĩ khuyến cáo: Chưa có bằng chứng khoa học về việc trẻ ăn nhiều óc lợn sẽ thông minh
Bác sĩ khuyến cáo: Sử dụng điện thoại, iPad nhiều làm tăng nguy cơ bệnh xương khớp
Cây xương rồng là loài cây có cấu trúc thân mọng nước đặc biệt, xuất xứ từ vùng Nam Mỹ và mọc chủ yếu tại các vùng đất khô cằn và có khí hậu khắc nghiệt. Vì sức sống mãnh liệt của nó, nhiều người cho rằng xương rồng có ý nghĩa đặc biệt và có xu hướng trồng làm cây cảnh. Tuy nhiên, có thể xảy ra một số trường hợp liên quan đến loài cây này khiến nhiều người quan tâm, một trong số đó là câu hỏi: “Bị mủ xương rồng vào mắt.
Cụ thể, theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện này thường xuyên tiếp nhận và điều trị các trường hợp người bệnh vào viện do các dị vật bay vào mắt ảnh hưởng đến giác mạc, thị lực của người bệnh. Đáng chú ý vừa qua, trong 1 ngày bệnh viện tiếp nhận hai trường hợp phải nhập viện với chẩn đoán bỏng kết giác mạc do nhựa cây xương rồng bắn vào mắt.
Hai trường hợp phải nhập viện là nữ 64 tuổi (Đông Triều), và một trường hợp người bệnh nam 53 tuổi (Uông Bí), trong lúc phát quang bụi rậm xung quanh nhà không may bị nhựa cây xương rồng bắn vào mắt. Sau đó cả hai trường hợp đều có biểu hiện đau nhức, cộm, khó mở mắt và nhanh chóng đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để kiểm tra. Tại Bệnh viện, 2 người bệnh được chẩn đoán trợt biểu mô giác mạc, bỏng kết giác mạc và được nhập viện để theo dõi và điều trị.
Nhựa cây xương rồng rất nguy hiểm nếu bắn vào mắt. Ảnh minh họa
Theo Ths. Bs. Đặng Thị Phương – Phụ trách Khoa Mắt Bệnh viện cho biết, việc để nhựa xương rồng bắn vào mắt có thể gây ra bỏng kết giác mạc, nhiễm trùng mắt, có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Việc cần làm là nhanh chóng rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc rửa dưới vòi nước sạch để loại bỏ nhiều nhất có thể nhựa xương rồng trong mắt. Sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế có chuyên khoa về mắt để kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời. Tuyệt đối không dụi mắt, hay nhỏ bất cứ loại thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Công ty Cổ phần Dược Phẩm FPT Long Châu cũng phân tích, bị nhựa xương rồng vào mắt là tình trạng xảy ra ở một số gia đình có trang trí cây xương rồng hoặc những người thường tiếp xúc với loài cây này. Tuy có vẻ ngoài độc đáo, mang tính thẩm mỹ khác biệt nhưng nhựa xương rồng chứa các hợp chất có thể gây kích ứng và nguy hiểm khi tiếp xúc với da, niêm mạc, mắt, hoặc khi nuốt phải.
Nhựa xương rồng còn có thể gây phồng, đau, và có thể dẫn đến tình trạng bỏng. Nếu nhựa xương rồng bắn vào mắt, nó có thể gây chảy nước, đau rát, và thậm chí có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt, có thể dẫn đến mất thị lực. Nguy hiểm hơn nếu nuốt phải nhựa xương rồng, có thể gây ngộ độc và dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, và nếu lượng nhựa lớn, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Nhấn mạnh thêm, G.S Ngô Quang Đê, nguyên Chủ tịch Hội sinh vật cảnh của Đại hoc Lâm nghiệp Hà Nội khuyến cáo, xương rồng cũng là một cây cảnh quen thuộc cần cẩn trọng bởi nhựa của chúng rất độc có thể gây mù mắt nếu bắn vào.
Do đó, khi dùng cây xương rồng như một dược liệu chữa bệnh không để phần nhựa trong cây xương rồng tiếp xúc với da và mắt vì độc tính của nhựa xương rồng khá cao. Nếu dùng cây xương rồng để nấu ăn hoặc sắc nước uống cần rửa thật sạch để trôi hết phần mủ. Trường hợp mủ của cây xương rồng không được loại bỏ hết trước khi dùng có thể khiến người bệnh bị ngộ độc với các dấu hiệu như: chóng mặt, ngứa niêm mạc, tiêu chảy, nôn,...
Có rất nhiều loại xương rồng nhưng không phải loại nào cũng có thể dùng chữa bệnh, nên cần tìm để dùng đúng loại xương rồng 3 cạnh và xương rồng bẹ. Nếu nướng thân cây xương rồng hoặc phần lá để trị bệnh thì cần kiểm soát nhiệt độ, tránh đặt lá lên lưng khi còn quá nóng vì có thể gây bỏng.
Không dùng cây xương rồng trị bệnh trong một thời gian dài vì có thể bị kích ứng niêm mạc, tiêu chảy,... Nên chọn thân cây xương rồng có nhiều thịt, bánh dày, còn tươi để dùng trong các bài thuốc chữa bệnh vì đây là yếu tố giúp đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao nhất. Không dùng xương rồng để chữa bệnh người cho con bú và thai phụ.
Vân Thảo (T/h)