Kết luận mới nhất về hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm Covid-19

(VietQ.vn) - Mới đây, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã họp và đã đưa ra kết luận về nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm Covid-19.
Sai lầm khi tự vệ sinh loa iPhone khiến điện thoại hư hỏng, đây là cách chuẩn nhất
Lập hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân gây hoại tử xương hàm mặt
Cảnh báo: Có thể thủng ruột nếu ăn thịt lợn nhiễm bệnh
Mới đây, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) – đã có trao đổi và thông báo với lãnh đạo Sở Y tế TP. HCM về việc đã nhận được báo cáo của Hội đồng chuyên môn về nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến tình trạng hoại tử xương hàm mặt trên bệnh nhân sau nhiễm Covid-19 do bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương và bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận và điều trị.
Theo kết luận của hội đồng thì hoại tử xương sọ-mặt là một bệnh lý ít gặp nhưng không phải là một bệnh lạ nên đã đưa ra khuyến cáo về các dấu hiệu lâm sàng gợi ý chẩn đoán sớm trên bệnh nhân có tiền sử mắc Covid-19, gồm: Sưng, đau sọ-mặt kéo dài; dò mủ trong miệng, ngoài mặt; nhiều răng lung lay bất thường; loét niêm mạc, lộ xương. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, thực hiện hội chẩn các chuyên khoa liên quan, chụp cắt lớp vi tính là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán sớm hoại tử xương sọ-mặt. Về điều trị, hội đồng kết luận cần phối hợp các chuyên khoa liên quan, phẫu thuật loại bỏ các tổ chức hoại tử.

Hội đồng chuyên môn đã có kết luận về các bệnh nhân bị hoại tử xương hàm mặt sau nhiễm Covid-19
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã có công văn yêu cầu các bệnh viện, trung tâm y tế công lập và tư nhân trên địa bàn Thành phố báo cáo nhanh về Sở Y tế khi phát hiện các trường hợp hoại tử xương hàm mặt có liên quan đến người bệnh sau mắc Covid-19. Đồng thời, Sở Y tế TP.HCM đã chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học (dự kiến chiều ngày 21/7/2022) với sự tham gia của các chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên khoa có liên quan nhằm có cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện về tình trạng hoại tử xương hàm mặt liên quan người bệnh sau mắc Covid-19.
Do đã có thông tin rõ ràng về kết luận của Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế, Sở Y tế thông báo hoãn lại Hội thảo khoa học nói trên và trân trọng ghi nhận và cám ơn các nhà khoa học, các chuyên gia đã nhận lời và đã chuẩn bị các báo cáo tham luận cho Hội thảo. Sở Y tế TP.HCM đề nghị các đơn vị trên địa bàn khi tiếp nhận người bệnh có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý cốt tủy viêm xương hàm mặt cần hội chẩn chuyên khoa để sớm nhận diện và kế hoạch điều trị cụ thể.
Ngoài ra, hội đồng chuyên môn đưa ra một số khuyến cáo sau:
Về các dấu hiệu lâm sàng gợi ý chẩn đoán sớm trên bệnh nhân có tiền sử mắc Covid-19, gồm sưng, đau sọ - mặt kéo dài; rò mủ trong miệng, ngoài mặt; nhiều răng lung lay bất thường; loét niêm mạc, lộ xương.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, thực hiện hội chẩn các chuyên khoa liên quan, chụp cắt lớp vi tính là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán sớm hoại tử xương sọ - mặt. Về điều trị, cần phối hợp các chuyên khoa liên quan; phẫu thuật loại bỏ các tổ chức hoại tử.
“Những người nếu có triệu chứng như trên cần chủ động đi khám. Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn các bệnh viện phải chăm sóc, chủ động đón tiếp điều trị hoặc chuyển tuyến đối với người bệnh. Người dân không nên quá lo lắng vì hiện nay chúng ta đã làm chủ được các kỹ thuật, phẫu thuật, chụp chiếu, xét nghiệm”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh nói thêm.
Trước đó, Bệnh viện Chợ Rẫy đã công bố chùm ca bệnh gồm 11 trường hợp bị cốt tủy viêm xương, hàm mặt, xương sọ do nấm Candida, Aspergilus và vi trùng. Các ca bệnh ghi nhận chỉ trong vòng 2 tháng. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tại TP.HCM có 16 ca hoại tử hàm trên trong 5 tháng (3 ca nặng chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy).
Đặc điểm chung của các ca bệnh là từng mắc Covid-19 từ 6-8 tháng; bị đau hàm, đau răng, sưng mắt, viêm xoang. Khi vào Bệnh viện Chợ Rẫy, vùng xương sọ, xương hàm trên của bệnh nhân đã hoại tử nặng nề, phải phẫu thuật bóc toàn bộ xương chết. Nhiều bệnh nhân có mủ bám trên xương sọ, màng não hoặc ghi nhận có nấm.
Bảo Linh (t/h)