Bốn loại gia vị Trung Quốc người Việt thường xuyên sử dụng

author 10:30 20/09/2016

(VietQ.vn) - Nhiều người không biết sự thật bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân Việt đều tràn ngập gia vị Tàu.

Sự kiện: Mẹo vặt gia đình

Mỗi ngày có khoảng trên 100 tấn hành, tỏi, gừng, hành tây được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam. Và sự thật bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân Việt đều tràn ngập thực phẩm Tàu. Các mặt hàng gia vị tươi sản xuất trong nước có số lượng không nhiều, lại trồng theo mùa; trong khi hàng nhập từ Trung Quốc luôn được cung ứng đầy đủ về số lượng lẫn chủng loại, giá bán thấp hơn so với hàng nội nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo một nghiên cứu được chính phủ Mỹ công bố hồi đầu năm, hầu hết các loại hành, tỏi có xuất xứ từ Trung Quốc đều đã được xử lý bằng thuốc tẩy trắng và phun thuốc để ngưng mọc mầm. Ngoài ra, các loại hóa chất diệt sâu bọ, nấm mốc cũng được sử dụng cho các loại gia vị này nhằm bảo quản chúng được lâu hơn khỏi nấm mốc. Những chất này là vô cùng độc hại đối với sức khỏe con người, chúng có thể hủy hoại hệ hô hấp và cơ quan thần kinh trung ương, thậm chí gây tử vong. 

Những nguy hại tiềm ẩn trong các loại gia vị Trung Quốc mà chúng ta ăn hàng ngày dù đã được cảnh báo, song thực tế những mặt hàng này vẫn được bày bán tràn lan ở khắp các chợ dân sinh dưới “mác” hàng Việt Nam. Các bà nội trợ nhiều khi không để ý nên chúng vẫn là những thứ được đưa vào bữa ăn hàng ngày trong gia đình.

Dưới đây là cách nhận biết các loại rau củ gia vị của Trung Quốc:

Tỏi

Việt Nam có rất nhiều vùng trồng tỏi như: Lý Sơn, Đà Lạt, Hải Dương,... Tuy nhiên, tại chợ hiện nay, theo các tiểu thương thì có đến hơn 80% là tỏi Trung Quốc.

Trong các khu chợ của người Việt, có tới 80% là tỏi Trung Quốc 

Đáng lưu ý là tỏi Trung Quốc lại rất khác tỏi Việt Nam nên chị em đi chợ, nếu tinh ý sẽ nhận biết được đâu là tỏi Việt Nam, đâu là tỏi Trung Quốc.

Đơn cử như: tỏi Trung Quốc củ to đều, vỏ trắng (rất dễ bóc), các tép tỏi trong củ rất mập và đều nhau. Khi chế biến, tỏi Trung Quốc ít thơm hơn, hơi có vị hăng lẫn vào khi đập dập tỏi để chuẩn bị xào nấu.

Giá bán của tỏi Trung Quốc ngoài chợ lẻ dao động từ 35.000-40.000 đồng/kg tùy thời điểm, còn nếu lấy sỉ giá chỉ tầm khoảng 6.000-8.000 đồng/kg tùy thời điểm.

Còn tỏi Lý Sơn củ rất nhỏ, tép tỏi cũng nhỏ, giá vài trăm ngàn đồng/kg. Riêng tỏi Đà Lạt, tỏi Hải Dương màu sắc vỏ bên ngoài thường tối hơn màu vỏ tỏi Trung Quốc, tép cũng nhiều nhưng gầy, không đều nhau. Đặc trưng của các loại tỏi Việt Nam là mùi rất thơm, song hơi khó bóc vỏ nên các nhà hàng quán ăn ít chuộng.

Những loại củ quả tuyệt đối không nên ăn cả vỏ(VietQ.vn) - Có một số loại củ quả không ăn được vỏ. Nếu cứ duy trì thói quen tùy tiện ăn vỏ của một số loại củ quả sau sẽ gây hại cho sức khỏe.

Hành khô

Tương tự như tỏi, hành khô Trung Quốc cũng phủ sóng các chợ, được các dân buôn, nhà hàng cực kỳ ưa chuộng.

Theo chia sẻ của các tiểu thương, hành khô Trung Quốc củ to, chắc, vỏ hành mỏng, bóng đẹp, rất dễ bảo quản và khó thối hỏng vì được sấy khá khô. Củ hành khô lại cực thơm, hợp với khẩu vị của người miền Bắc. Khi bóc vỏ hành, bên trong hành khô Trung Quốc thường có màu trắng.

Sự khác nhau giữa hành khô Trung Quốc và hành Việt Nam 

Giá của loại hành khô Trung Quốc cũng tương đương với tỏi.

Còn hành ta, củ dài, không đều nhau, nhìn rất xấu mã. Bóc bỏ lớp ngoài, củ hành bên trong có màu tím hoặc hơi tím tía.

Hành tây

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Ngiên cứu rau quả (Bộ NN-PTNT), cho hay, hành tây là rau ăn củ nhưng cũng có thể được sử dụng như rau gia vị trong nhiều món ăn, tuy không dùng thường xuyên như hành, tỏi,...

Tuy nhiên, tại các chợ miền Bắc, nhất là ở Hà Nội, hành tây Trung Quốc lại bán đầy chợ.

 

Hành tây Tàu được bán đầy chợ, nếu không tinh ý sẽ bị mua nhầm 

Hành tây Trung Quốc có vỏ ngoài sạch, bóng đẹp, vỏ mỏng, cũng được thương lái sấy khô nên vận chuyển và bảo quản thường không bị dập nát, thối hỏng. Đặc biệt, củ hành cầm chắc tay và to. Trong khi đó, hành tây Đà Lạt thường rất xấu mã, vỏ lụa bên ngoài màu trắng, hay bị trầy xước, đôi khi còn dính đất.

Khi bóc sạch vỏ, lấy dao thái hành ra để xào nấu sẽ thấy hành tây Trung Quốc có bẹ dày hơn, hành tây Đà Lạt bẹ mỏng hơn rất nhiều.

Gừng

Gừng là loại gia vị có khá nhiều công dụng trong nấu ăn và trị một số bệnh. Nhưng ít ai biết rằng, hiện nay tại các chợ lớn chợ nhỏ, gừng bán tại chợ đa phần là hàng nhập từ Trung Quốc, gừng Việt Nam ít và hiếm.

 

Đa số gừng mà người dânViệt đang sử dụng được nhập từ Trung Quốc

Gừng Trung Quốc thường có hai màu vỏ là vàng và vàng pha trắng nhợt. Củ gừng thường nhẵn nhụi, căng mọng, to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ. So với gừng trong nước, củ gừng Trung Quốc thường to gấp rưỡi, có khi gấp đôi.

Còn gừng trồng trong nước lớp vỏ xỉn màu hơn, rễ và nốt sần sùi, củ gừng rất nhiều nhánh. Gừng Trung Quốc đẹp vượt trội so với gừng Việt Nam nhưng về mùi thơm thì gừng Việt Nam lại “ăn đứt” hàng Trung Quốc.

Nguyễn Thảo (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang