Cải cách, hiện đại hóa trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

author 07:11 23/10/2022

(VietQ.vn) - Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hải quan nói chung và công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng là hết sức cần thiết để phù hợp với các chuẩn mực của Tổ chức Hải quan Thế giới.

 Ngành Hải quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiện đại hóa, cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong bối cảnh đó, thời gian qua, ngành Hải quan đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiện đại hóa, cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Điều này đã giúp tạo thuận lợi cho người nộp thuế, giảm chi phí tuân thủ, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho cơ quan quản lý.

Thực trạng quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong những năm qua, ngành Hải quan đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để cải cách, hiện đại hóa các khâu nghiệp vụ quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK), từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) và tiết kiệm nguồn lực cho các cơ quan quản lý. Kết quả cụ thể như sau:

Nghiên cu, hoàn thin chính sách thuế, qun lý thuế

Thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan theo hướng hiện đại hóa, thời gian qua, ngành Hải quan đã xây dựng hệ thống pháp luật vềthuế, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK); trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò cốt lõi trong nghiệp vụ quản lý thuế của ngành Hải quan như:

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều vàbiện pháp thi hành Luật Thuế XK, thuế NK; Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019 về quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK.

Nền tảng cơ chế, chính sách trên đã góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động XNK. Kết quả, giai đoạn 2018 - 2022, kim ngạch XK đạt gần 1491,8 tỷ USD, kim ngạch NK đạt gần 1446,8 tỷ USD. Số thu ngân sách của ngành Hải quan giai đoạn 2018 - 2022 đạt gần 1.772.727,9 tỷ đồng.

Nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủcho việc xây dựng, triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, ngành Hải quan đã và đang triển khai các đềán sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật về hải quan gồm:

Xây dựng Luật Hải quan (sửa đổi) thay thế Luật Hải quan số 54/2014/QH13; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá XK, NK.

Tiếp tục kiến nghị sửa đổi các quy định hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường, giá trị gia tăng bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo các đơn vị trong Ngành triển khai Hệ thống miễn, giảm hoàn thuế điện tử. Để chuẩn bị vận hành Hệ thống này, ngày 31/12/2021, Tổng cục Hải quan ra Quyết định số 3394/QĐ-TCHQ ban hành Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa XK, NK;

Quyết định số 3395/QĐ-TCHQ ban hành Quy trình miễn thuếđối với hàng hóa XK, NK theo điều ước quốc tế; thay thế các quy trình trước đây đãđược quy định tại Quyết định số 1919/ QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 vàQuyết định số 2503/ QĐ-TCHQ ngày 23/8/2018.

Theo đó, các văn bản mới được ban hành đãgóp phần chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ vềquản lý thuế, trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành; đồng thời, tích hợp quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuếnộp thừa thực hiện theo phương thức điện tử.

Từ ngày 23/11/2020, ngành Hải quan đãtriển khai vận hành Hệthống miễn, giảm hoàn thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống này cho phép NNT, cơ quan hải quan thực hiện công tác miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa thông qua hệ thống phần mềm.

NNT gửi yêu cầu xử lý thuế cùng các hồ sơ, chứng từ đến cơ quan hải quan thông qua phương thức điện tử.

Hệ thống gửi phản hồi quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ; đồng thời, tự động hoặc hỗ trợ công chức hải quan phân loại, kiểm tra hồ sơ, đánh giá, xử lý hồ sơ, cũng như báo cáo số liệu tổng hợp về miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa đối với hàng hóa XK, NK...

Việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ quản lý thuế vàtriển khai vận hành Hệ thống miễn giảm hoàn thuế điện tử đã tạo thuận lợi cho NNT; hỗ trợ cơ quan hải quan thực hiện công tác xử lý thuế chính xác, nhanh chóng; giảm thời gian, chi phí khi xử lý hồ sơ; xây dựng hệthống cơ sở dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý, yêu cầu kiểm tra, báo cáo, thống kê của ngành Hải quan.

Xác đnh tr giá hi quan

Nhằm tăng cường quản lý nhànước vềtrị giá hải quan, tạo thuận lợi cho việc kê khai của NNT, Tổng cục Hải quan đã trình BộTài chính sửa đổi, bổ sung các quy định về trị giá hải quan, gồm: Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ; Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính...

Các văn bản trên quy định rõ các trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra trị giátrong thông quan, các trường hợp nghi vấn trị giá, cách thức xử lý; căn cứ bác bỏ trị giákhai báo trong thông quan, các phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng XK trên cơ sở vận dụng các phương pháp xác định trị giáđối với hàng NK; xác định trị giá hải quan đối với trường hợp NK máy móc thiết bị chứa phần mềm và trường hợp NK phần mềm riêng biệt, kiểm tra đối với trường hợp doanh nghiệp (DN) có mối quan hệ đặc biệt...

Nhìn chung, các quy định trên góp phần cải cách và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trị giá hải quan đối với hàng hóa XNK, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trị giá hải quan đã phục vụ cho công tác chống gian lận trị giá, số tiền thuế tăng thêm sau tham vấn trị giágiai đoạn 2019 - 2020 đạt trên 1.825 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã triển khai các Đềán cải cách, hiện đại hóa về trị giá hải quan như: Xây dựng Đề án tham vấn giá một lần, áp dụng nhiều lần quy định tại khoản 6 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Đồng thời, xây dựng hệ thống thông quan tự động phân luồng, cảnh báo kiểm tra giá, các thao tác liên quan đến ghi nhận kết quả kiểm tra, thông báo nghi vấn trị giá cho DN đều được thực hiện qua hệ thống...

Thực tế cho thấy, hệ thống văn bản quy định minh bạch giúp NNT và cơ quan hải quan có căn cứ để thực hiện. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra giá trong thông quan đối với các mặt hàng, DN có rủi ro cao, góp phần thông quan nhanh chóng hàng hóa, cảnh báo vàngăn chặn các hiện tượng gian lận thương mại qua giá.

Phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trong công tác phân loại hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã tham mưu, đề xuất xây dựng Thông tư số 17/2021/TT-BTC ngày 26/2/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của BộTài chính hướng dẫn vềphân loại hàng hóa, phân tích đểphân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XK, NK; Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam phiên bản AHTN 2022…

Việc sửa đổi, hoàn thiện hệthống pháp luật vềphân loại hàng hóa XNK đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho NNT; đáp ứng các yêu cầu quản lý, khắc phục các bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và XK của các DN.

Tổng cục Hải quan đã kiến nghị nhiều nội dung về sửa đổi thuế suất XK, thuế NK MFN, thủ tục hải quan liên quan để thực hiện các chương trình ưu đãi thuế tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp ô tô trong nước trước các ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Từ năm 2019 đến nay, Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tham gia 11 phiên họp của Nhóm Đặc trách kỹ thuật vềphân loại hàng hóa và kết quả đã thảo luận và thống nhất với các nước ASEAN về  Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 (Danh mục AHTN 2022).

Trên cơ sở Tờ trình số 15/Ttr-CP ngày 24/1/2022 của Bộ Tài chính ngày 8/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt Danh mục AHTN 2022. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nội luật hóa thông qua việc xây dựng Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022).

Nhằm nâng cao năng lực vềphân loại hàng hóa XK, NK cho cán bộ hải quan và DN, Tổng cục Hải quan thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ phân loại hàng hóa cho cán bộ hải quan, DN; xây dựng các tài liệu tham khảo trong lĩnh vực phân loại hàng hóa trên cơ sở tài liệu của Tổ chức Hải quan thếgiới (WCO) như dịch sang tiếng Việt và ban hành Chú giải chi tiết HS 2017, Tuyển tập ý kiến phân loại, Chú giải bổ sung SEN của ASEAN phiên bản 2017...

Quản lý thu ngân sách nhà nước

Phương thức nộp tiền điện tử qua ngân hàng phối hợp thu kết hợp với việc nộp thuếvàthông quan 24 đã tạo thuận lợi cho NNT có thểnộp tiền thuếvào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, hạn chếtối đa việc thanh toán bằng tiền mặt, đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuếkịp thời, chính xác.

Phương thức nộp tiền điện tử qua ngân hàng phối hợp thu có đặc điểm đơn giản, thuận tiện, chính xác vượt trội so với các phương thức đã thực hiện trước đây; giúp đơn giản hoá thủ tục nộp tiền thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các DN, mở thêm kênh thanh toán cho NNT.

NNT được chủ động nộp tiền thuế tại bất kỳ nơi nào có internet vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, nộp thuế không phụ thuộc vào thời gian làm việc, địa điểm làm việc của các cơ quan thu như: Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Hải quan.

Đáng chú ý, phương thức trên đã khắc phục được các sai sót các chỉ tiêu thông tin trong việc lập giấy nộp tiền vào NSNN, thống nhất với dữliệu gốc của cơ quan hải quan, đảm bảo trừ nợ chính xác, đảm bảo thông quan hàng hoá ngay sau khi có thông tin xác nhận đã nộp thuế từ ngân hàng phối hợp thu. Đến nay, số thu NSNN bằng phương thức điện tử đạt 99,8% tổng thu NSNN.

Giải pháp cải cách, hiện đại hóa quản lý thuế xuất nhập khẩu

Ngày 20/5/2022, Thủtướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 628/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược hiện đại hóa, phát triển Hải quan đến năm 2030. Theo đó, Chiến lược xác định mục tiêu hướng tới xây dựng mô hình Hải quan thông minh, hiện đại theo các xu hướng vàchuẩn mực quốc tế. Để thực hiện Chiến lược, Tổng cục Hải quan cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế và quản lý thuế.

- Tiếp tục hoàn thiện nền tảng pháp luật về hải quan, pháp luật vềquản lý thuế đảm bảo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh theo hướng: Đảm bảo tính thống nhất và sự phù hợp giữa pháp luật về thủ tục hải quan vàpháp luật về thuế đối với hàng hóa XK, NK; xây dựng môi trường hải quan điện tử phi giấy tờ; chuẩn hóa thông tin đảm bảo kết nối, trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với các bên liên quan xuyên suốt chuỗi giá trị của hàng hóa.

- Xây dựng cơ sở pháp lý nhằm cải cách hệ thống thuế và  phương thức quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK theo mô hình Hải quan thông minh, biên giới thông minh, phù hợp với xu thế quốc tế. Việc thu thuế đối với hàng hóa XK, NK có thể thay đổi linh hoạt về thời gian, địa điểm thu thuế, cách thức thu thuế. Áp dụng chung mức thuế suất theo nguyên tắc phân loại hàng hóa thành các giỏ hàng tương tự mô hình đang áp dụng tại các nước trên thế giới.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 như Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Bigdata), phân tích thông minh (BI) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong lĩnh vực quản lý thuế.

Xây dựng hệ thống báo cáo, phân tích, thống kê dữ liệu tựđộng, chuyên nghiệp hỗ trợ cho việc xây dựng chính sách, quản lý, ra quyết định, thực hiện các mục tiêu cốt lõi về quản lý thuế.

Hai là, tái thiết kế quy trình nghiệp vụ đáp ứng mô hình hải quan thông minh.

Các quy trình thủ tục quản lý thuế được định hướng tái thiết kế theo hướng đơn giản hóa, đồng bộ với quy trình thủ tục hải quan làm cơ sở triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh với mức độ tự động hóa cao.

Đồng thời, xây dựng và nâng cao mức độtựđộng hóa các hệ thống nghiệp vụ về quản lý thuế theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới, nhằm giảm thời gian, chi phí thực hiện thủtục thông quan, giải phóng hàng.

Các khâu kiểm tra trị giá được kết nối, phối hợp với nhau bằng quy trình nghiệp vụ cụ thể và áp dụng biện pháp kiểm tra phù hợp đối với từng đối tượng rủi ro về trị giá hải quan; đưa vào áp dụng quy trình kiểm tra chi tiết, xác định trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận, cá nhân tham gia vào quy trình kiểm tra trị giá.

Ứng dụng công nghệ lưu trữ thông tin Big Data để tự động thiết lập và đưa ra các danh mục hàng hóa, danh sách DN có rủi ro về trị giá; tự động cảnh báo rủi ro về trị giá để lựa chọn hàng hóa, DN được đưa vào kiểm tra trị giá trong thông quan hoặc sau thông quan.

Tái thiết kế quy trình nghiệp vụ phân loại hàng hóa theo hướng xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa để hỗ trợ DN tham khảo các thông tin về phân loại hàng hóa, xác định mã số phục vụ việc khai báo hải quan được chính xác, thuận lợi.

Ba là, tổ chức bộmáy vànguồn nhân lực.

Thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, tổ chức bộ máy quản lý thuế được định hướng kiện toàn theo 3 cấp (cấp Tổng cục, cấp Vùng/tỉnh, thành phố và cấp Chi cục) đảm bảo tinh gọn, chuyên sâu.

Một số đơn vị quản lý thuế cấp vùng/tỉnh, thành phố và đơn vị quản lý thuế cấp Tổng cục có nhiệm vụ hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho các đơn vị hải quan trên toàn quốc về việc áp dụng chính sách thuế, xác định trị giá hải quan, phân loại hàng hóa XK, NK.

Đến năm 2030, Tổng cục Hải quan tập trung quản lý thuế, trị giá hải quan, phân loại hàng hóa tại cấp vùng/tỉnh, thành phố và cấp Tổng cục; xây dựng và kiện toàn bộ máy chuyên sâu, có nhiệm vụ phân tích, xác định trọng điểm rủi ro về thuế, trị giá hải quan, phân loại hàng hóa làm căn cứ đểáp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp theo đối tượng hàng hóa, DN.

Để triển khai mô hình hải quan thông minh, ngành Hải quan cần chú trọng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về công tác quản lý thuế, xác định trị giá hải quan, phân loại hàng hóa ở tất cả các cấp; trong đó đặc biệt chú trọng đến các Chi cục Hải quan làm thủ  tục thông quan cho hàng XK, NK.

Kết luận

Cải cách, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan nhằm hiện thực hóa Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK là trụ cột quan trọng nhằm thực hiện định hướng xây dựng mô hình Hải quan thông minh, Hải quan số, đưa Hải quan Việt Nam trở thành tổ chức hải quan hiện đại, theo các xu hướng vàchuẩn mực quốc tế.

Để làm được điều đó, ngành Hải quan cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủtục hải quan và quản lý thuế nhằm tạo nền tảng pháp lý cho việc triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh; tái thiết kế  quy trình nghiệp vụ đáp ứng mô hình hải quan thông minh; đồng thời, tổ chức lại bộ  máy và nguồn nhân lực theo hướng tinh gọn, chuyên sâu, đảm bảo thực thi hiệu quảnhiệm vụ quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

1. Quốc hội (2019), Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;

2. Quốc hội (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13;

3. Tổng cục Hải quan (2021), Quyết định số 3394/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2021 ban hành Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo Nông Phi Quảng; Nguyễn Quang Hùng; Nguyễn Hải Linh - Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan)

(Theo Tạp chí Tài chính)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang