Cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh nhờ chức năng chất lượng

author 06:11 30/03/2021

(VietQ.vn) - Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, các tổ chức cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như chú ý nhiều hơn tới nhu cầu của khách hàng.

Quality Function Deployment (Triển khai chức năng chất lượng – QFD) được biết đến giúp một tổ chức tập trung vào các đặc điểm bị phê phán của một sản phẩm, dịch vụ mới hoặc sẵn có với những quan điểm khác nhau của các phân khúc thị trường khách hàng, công ty hay yêu cầu phát triển công nghệ. Kết quả của kĩ thuật này mang lại những ma trận và đồ thị rõ ràng có thể tái sử dụng cho việc phát triển các dịch vụ, sản phẩm sau này.

Quy trình triển khai chức năng chất lượng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

Quy trình Triển khai Chức năng Chất lượng là một chu trình gồm 4 giai đoạn bao gồm các hoạt động trong suốt chuỗi cung ứng. Một loạt ma trận được sử dụng ở mỗi giai đoạn để chuyển đổi các yếu tố VOC sang yêu cầu thiết kế cho cả hệ thống sản xuất. Bốn giai đoạn của QFD là:

Định nghĩa sản phẩm: Giai đoạn Định nghĩa bắt đầu với việc thu thập VOC và chuyển đổi nhu cầu của khách hàng thành các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm. Nó cũng có thể liên quan đến phân tích cạnh tranh để đánh giá mức độ hiệu quả của sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên khía cạnh đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Ý tưởng thiết kế ban đầu được xây dựng dựa trên các yêu cầu và thông số kỹ thuật của sản phẩm cụ thể.

Phát triển Sản phẩm: Trong Giai đoạn Phát triển, các đặc tính quan trọng của sản phẩm được xếp hạng ưu tiên và chuyển thành các đặc điểm hoặc thông số kỹ thuật của bộ phận quan trọng. Các yêu cầu hoặc thông số kỹ thuật chức năng sau đó được xác định theo từng cấp chức năng.

Xây dựng Quy trình: Trong Giai đoạn Xây dựng Quy trình, quy trình sản xuất và lắp ráp được thiết kế dựa trên các thông số kỹ thuật của sản phẩm và đặc điểm quan trọng của từng thành phần sản phẩm.

Kiểm soát Chất lượng: Trước khi bắt đầu sản xuất, tất cả các thông số kỹ thuật có được nhờ chuyển hóa VOC sẽ được kiểm định lại thông qua công đoạn sản xuất thử nghiệm. Một số điều chỉnh sẽ được thực hiện nhằm tối ưu hóa hiệu quả chi phí của quy trình cũng như để phù hợp với năng lực sản xuất của tổ chức.

Việc sử dụng hiệu quả QFD đòi hỏi sự phối hợp của đội ngũ nghiên cứu và phát triển cùng bộ phân sản xuất trong một môi trương kỷ luật cao. Tuy nhiên, nếu các bước trong quy trình QFD được thực hiện tốt, thành quả mà tổ chức của bạn sẽ nhận được là rất đáng kể. 

Bên cạnh việc cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh của tổ chức, QFD còn đem lại nhiều lợi ích bổ sung như:

Phát triển bền vững nhờ tập trung vào khách hàng: Phương pháp QFD đặt trọng tâm vào mong muốn và nhu cầu thực sự của khách hàng, chứ không phải những gì công ty muốn khách hàng tin rằng họ đang cần chúng. Tiếng nói của Khách hàng (VOC) được chuyển đổi thành các thông số kỹ thuật trong khâu thiết kế sản phẩm, rồi từ đó được hiện thực hóa bằng tại cấp độ hệ thống và kiểm định lại tính khả thi tại cấp độ máy móc. Cuối cùng, các thông số kỹ thuật thiết kế được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất và lắp ráp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tất cả những điều này đều góp phần đem lại một niềm tin trọn vẹn cho khách hàng về việc họ đang được lắng nghe và tôn trọng. Đây là một trong những nền tảng không thể thiếu của một doanh nghiệp bền vững.

Phân tích đối thủ cạnh tranh thông qua VOC: Công cụ “Ngôi nhà chất lượng” của QFD cho phép so sánh trực tiếp cách thiết kế hoặc sản phẩm của bạn so với đối thủ qua phản hồi từ VOC. Phân tích nhanh này có thể có lợi trong việc đưa ra các quyết định hay thiết kế nhằm đón đầu xu thế thị trường.

Thời gian phát triển ngắn hơn và chi phí thấp hơn: QFD giảm tỉ lệ của các yêu cầu thay đổi thiết kế khi quá trình sản xuất bắt đầu bằng cách tập trung vào các tính năng và cải tiến của sản phẩm dựa trên yêu cầu của khách hàng. Việc này giúp hạn chế lãng phí thời gian và các nguồn lực khác vào việc phát triển các tính năng hoặc chức năng không có giá trị gia tăng.

Xây dựng một khung cấu trúc và tài liệu cơ sở có khả năng kế thừa: QFD cung cấp một khung cấu trúc và công cụ để ghi lại các quyết định đã đưa ra và các bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển sản phẩm. Cơ sở kiến ​​thức này có thể dùng như một hồ sơ kế thừa có thể được sử dụng để hỗ trợ các dự án trong tương lai.

Ngày nay, quy trình Triển khai chức năng chất lượng (QFD) đang được ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau, từ phục vụ người tiêu dùng cho đến quân đội hay các lĩnh vực công nghệ cao. Kĩ thuật này cũng được sử dụng để thiết kế phôi sản phẩm và xây dựng chiến lược markering cạnh tranh. QFD được coi là chìa khóa của Desing for Six Sigma (DFSS). Nó cũng được bao gồm trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Bảo An (t/h)

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015(VietQ.vn) - Áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001 là một trong những giải pháp quan trọng, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang