Chiến sự Ukraine mới nhất hôm nay ngày 28/9/2016: Tương lai quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Ukraine

authorLăng Dương 06:42 28/09/2016

(VietQ.vn) - Chiến sự Ukraine mới nhất hôm nay ngày 28/9 gồm: Tương lai quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Ukraine, Ủy ban Nghị viện châu Âu tặng quà sinh nhật Tổng thống Ukraine?

Sự kiện: Cập nhật tình hình Nga - Ukraine

Tương lai quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Ukraine

Theo những tin tức mới nhất về chiến sự Ukraine hôm nay trên báo Tin tức (TTXVN), trong bài viết đăng trên mạng neweasterneurope.eu, chuyên gia Adam Balcer, Trung tâm nghiên cứu WiseEuropa (Ba Lan) nhận định việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cải thiện quan hệ tác động rất lớn đến tình hình khu vực Biển Đen.

Bài báo viết: “Cuối tháng 11/2015 máy bay tiêm kích của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiến đấu cơ của Nga sau khi chiếc máy bay này vi phạm không phận của Ankara trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở Syria. 

Vụ tấn công khiến cho quan hệ giữa Moskva và Ankara bị tổn hại nghiêm trọng. Trong những tháng sau đó Thổ Nhĩ Kỳ tích cực ủng hộ NATO tăng cường hiện diện quân sự của ở Biển Đen và đẩy mạnh quan hệ với Ukraine. Hai bên đã tiến hành các cuộc gặp cấp cao, triển khai tập trận chung và ký các thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.

Tuy nhiên, giai đoạn nồng ấm trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine không kéo dài. Do áp lực về chính trị, kinh tế và quân sự, trong đó có các biện pháp cấm vận, trừng phạt kinh tế và việc sử dụng quân bài lực lượng người Kurd của Nga, cuối tháng 6 vừa qua Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã viết thư cho Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sự hối tiếc về vụ tấn công nói trên. 

Tin tức chiến sự Ukraine mới nhất hôm nay đề cập đến tương lai của mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Ukraine. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: THX/TTXVN

Hai tuần sau Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với một cuộc đảo chính bất thành. Chiến dịch bắt bớ, trừng phạt những người có liên quan trên diện rộng được chính quyền Ankara triển khai ngay sau đó. Và Tổng thống Nga Putin là người đầu tiên gọi điện, bày tỏ sự ủng hộ với hành động của chính quyền Tổng thống Erdogan. 

Nga cũng là quốc gia đầu tiên mà Tổng thống Erdongan viếng thăm sau vụ đảo chính. Mặc dù vậy, chuyên gia Balcer cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ cải thiện quan hệ với Nga không có nghĩa là Ankara cắt đứt quan hệ với phương Tây và hình thành liên minh mới với Iran và Nga như một số nhà phân tích nhận định. 

Thông qua việc cải thiện quan hệ với Nga, ông Erdogan muốn tăng cường vị thế của mình đối với phương Tây. Hơn nữa, từ góc độ của Ankara, Nga và Iran không thể thay thế cho mối quan hệ an ninh và kinh tế giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và EU bất chấp quan hệ này không được suôn sẻ trong những năm gần đây.

 

Trong khi đó, do ở vị thế yếu hơn nên việc cải thiện quan hệ với Nga sẽ dẫn tới những thay đổi nhất định trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, khả năng sự điều chỉnh lớn nhất sẽ là chính sách của Ankara đối với khu vực Biển Đen, vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với Moskva. 

Đối với Ankara, điều này có nghĩa là việc trở lại chính sách trước thời điểm bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga, tránh đối đầu địa chính trị với Moskva ở Biển Đen. Sự điều chỉnh này sẽ tác động tới quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine. Khả năng hợp tác quân sự giữa Ankara và Kiev sẽ giảm mạnh.

Mặc dù vậy, kinh tế sẽ nổi lên trở thành nhân tố quan trọng trong việc củng cố quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine trong thời gian tới. Chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ ưu tiên rõ đối với yếu tố địa chính trị - kinh tế trong khi quan hệ kinh tế giữa Ankara và Kiev đã và đang tương đối phát triển. 

Rõ ràng, Ukraine có rất ít cơ hội để trở thành đối tác thương mại quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ như Nga. Tuy nhiên, Ukraine có thể vẫn chiếm vị trí ưu tiên trong chính sách kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là với việc Kiev có nền kinh tế lớn trong khu vực.

Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong giai đoạn 2017-2021 kinh tế Ukraine sẽ tăng trưởng trung bình 3,5%/năm trong khi nền kinh tế Nga chỉ tăng trên dưới 1%. Do các biện pháp trừng phạt của Nga, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang nước này giảm mạnh trong năm 2016, trong khi xuất khẩu của nước này sang Ukraine lại tăng tới 150%. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN 

Chỉ tính từ tháng 1 tới tháng 7/2016, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Ukraine tương đương với 80% kim ngạch xuất khẩu của nước này vào Nga trong khi quy mô của nền kinh tế Nga lớn gấp 10 lần Ukraine. Trong khi đó, xuất khẩu của Ukraine sang Thổ Nhĩ Kỳ thấp hơn 6 lần so với kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Nga. 

Các chỉ số trên cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Nga không phụ thuộc vào quy mô của nền kinh tế. Quan hệ chính trị được cải thiện giữa Ankara và Moskva có thể sẽ gia tăng sự cách biệt trong kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Nga và Ukraine với ưu thế thuộc về Nga. 

Tuy nhiên, việc kinh tế Nga đang trì trệ trong khi nền kinh tế Ukraine tăng trưởng năng động khả năng sẽ hạn chế khoảng cách này. Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đang thúc đẩy đàm phán hiệp định tự do thương mại. Việc ký kết hiệp định này sẽ tạo thêm động lực trong việc tăng cường quan hệ thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine.

Vụ bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga cũng làm lượng khách du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 giảm mạnh, tới 90% trong giai đoạn từ tháng 01-7/2016. Cùng lúc đó, lượng khách du lịch từ Ukraine đến nước này lại tăng hơn 50%, gấp 2,5 lần lượng khách du lịch Nga. Xu hướng này khá lạ trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với nhiều vụ tấn công khủng bố, khiến lượng du khách nước ngoài giảm. 

Có thể nhận định rằng, kể cả trong trường hợp quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga không rơi vào khủng hoảng, lượng du khách Nga đến nước này cũng sẽ giảm do tác động của suy thoái kinh tế của Nga, tương tự như lượng du khách Belarus và Kazakhstan. Trong những tháng tới, nhiều khả năng lượng du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng lên, phụ thuộc vào thực trạng của nền kinh tế Nga và điều kiện an ninh ở Ankara.

Trump và Clinton tranh luận trực tiếp: Những phát ngôn đáng nhớ(VietQ.vn) - Cuộc tranh luận Trump và Clinton đầu tiên đã kết thúc sáng nay. Điểm lại những phát ngôn đáng nhớ của 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ trong buổi tranh luận.

Quan hệ kinh tế giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Ukraine cũng sẽ chịu tác động bởi vị thế của các doanh nghiệp nước này ở thị trường Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Ukraine. Trong nửa đầu năm 2016, Ankara là đối tác thương mại lớn thứ 5, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Kiev. 

Sau sự kiện Maidan, đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ vào Ukraine gia tăng, nhất là trong lĩnh vực viễn thông. Ukraine cũng là thị trường quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Ukraine đã vượt hơn 5 tỉ USD. 

Điều này khiến Ukraine trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất ở châu Âu (trừ Nga) đối với ngành công nghiệp xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những năm tới, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục hưởng lợi từ sự phát triển cơ sở hạ tầng của Ukraine, góp phần quan trọng vào sự thịnh vượng kinh tế của Ankara.

Trong những năm tới chắc chắn Ukraine không thể dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực an ninh. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ phát triển tích cực, trở thành nhân tố quan trọng củng cố “an ninh mềm” của Ukraine”.

Ủy ban Nghị viện châu Âu tặng quà sinh nhật cho Tổng thống Ukraine?

Theo những tin tức mới nhất về chiến sự Ukraine hôm nay trên báo Infonet cho biết, Ủy ban Nghị viện châu Âu về tự do dân sự, Tư pháp và Nội vụ (LIBE) đã ủng hộ đề xuất của Liên minh châu Âu EU về việc bãi bỏ chế độ thị thực đối với các công dân Ukraine.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko gọi quyết định này của Ủy ban Nghị viên châu Âu là món quà tuyệt vời nhất trong ngày sinh nhật của mình.

Đề xuất trao cho Kiev quy chế miễn thị thực đã nhận được đa số phiếu ủng hộ trong Ủy ban Nghị viện châu Âu với 39 phiếu thuận và 4 phiếu chống.

 Ủy ban Nghị viện châu Âu tán thành bãi bỏ thị thực cho Kiev.

Tuy nhiên, quyết định này phải được sự chấp thuận của Quốc hội/Nghị viện Châu Âu. Hy vọng quyết định này sẽ được thông qua tại kỳ họp Nghị viện diễn ra trong tháng 10 tới tại Strasbourg.

Trước đó, người đứng đầu Nghị viện châu Âu Martin Schulz cho biết nếu các thành viên của Ủy ban bỏ phiếu tích cực ủng hộ chế độ miễn thị thực thì vấn đề có thể được đưa vào chương trình nghị sự phiên họp toàn thể trong tháng 10/2016. 

Sau khi Nghị viện châu Âu phê chuẩn quyết định của Ủy ban nghị viện, quyết định này phải trình nhóm làm việc của Hội đồng Liên minh châu Âu về các vấn đề visa xem xét, và sau đó trình các đại diện thường trực của các nước thành viên EU và Hội đồng Liên minh châu Âu EU.

"Đây là một bước quan trọng để đi đến quyết định cuối cùng, mà chúng tôi mong đợi trong thời gian gần đây", ông Poroshenko viết trên trang Facebook cá nhân.

Hòa Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang