Các nhà tổ chức môi trường Hà Lan phản đối vì ô nhiễm hóa chất vĩnh cửu
Cảnh báo rủi ro khi dùng phương pháp dân gian trị đau cột sống
Bác sĩ cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm từ phương pháp tiêm meso để trẻ hóa
Cảnh báo môi biến dạng do phẫu thuật thẩm mỹ
Hóa chất vĩnh cửu" (PFAS) là các hợp chất nhân tạo bao gồm per- và polyfluoroalkyl (PFAS), có tác dụng chống nước, chống dính, chống dầu mỡ và chống bám bẩn, được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm gia dụng và công nghiệp. Các hóa chất này được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” vì chúng tích tụ trong cơ thể con người theo thời gian thay vì phân hủy.
PFAS có thể tồn tại trong môi trường 10 năm đến 1000 năm mà không bị phân hủy hay biến mất. Tác hại của hóa chất vĩnh cửu đến sức khỏe con người là vô cùng lớn. Chúng tích tụ trong môi trường và trong máu, trong mô, trong xương của con người gây hại cho gan, phổi và về lâu dài có thể gây bệnh ung thư, tác động xấu tới tuyến giáp, có thể khiến trẻ nhỏ bị thấp còi. Chúng có hại cho quá trình trao đổi chất và tiêu thụ calo, gây rối loạn nội tiết tố và tác động tới hệ nội tiết, làm giảm số lượng tinh trùng, thậm chí có thể làm suy giảm miễn dịch.
Hãng luật Knoops' Advocaten thông báo đã thay mặt 11 tổ chức khác nhau khiếu nại liên quan đến những ảnh hưởng có hại đến từ ô nhiễm hóa chất vĩnh cửu trên diện rộng ở nước này.
Ảnh minh họa
Các tổ chức trên cáo buộc Chính phủ không hành động để bảo vệ công dân Hà Lan, động vật và môi trường trước nguy cơ ô nhiễm hóa chất vĩnh cửu dù biết tác hại của chúng. Nhóm 11 tổ chức yêu cầu phải xác định trách nhiệm trong vụ việc và Chính phủ phải mở cuộc điều tra về sức khỏe trên toàn quốc.
Hóa chất vĩnh cửu đang là mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe con người và động vật. Năm ngoái, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) công bố dữ liệu chính thức cho thấy nước uống của hàng trăm cộng đồng trên khắp nước Mỹ, từ những thị trấn nhỏ như Collegeville (bang Pennsylvania) đến các thành phố lớn như Fresno (bang California) chứa hàm lượng hóa chất độc hại nguy hiểm, theo tờ The Guardian (nhật báo tại Anh).
Kết quả phân tích dữ liệu của EPA do Tổ chức Làm việc Môi trường (EWG), trụ sở Washington D.C, thực hiện ước tính có đến 26 triệu người đang uống nước nhiễm hàm lượng nguy hiểm hóa chất vĩnh cửu.
Khánh Mai (t/h)