Chuyên gia khuyến cáo người tiểu đường nên ăn cơm một cách khoa học để tốt cho sức khỏe

(VietQ.vn) - Nhiều người lo ăn nhiều cơm có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường do chứa nhiều carbohydrate tuy nhiên theo bác sĩ dinh dưỡng nếu ăn uống hợp lý, khoa học cơm vẫn là thực phẩm không nên kiêng quá kỹ.
Chuyên gia quốc tế đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số GQII cho Việt Nam
Chuyên gia quốc tế đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số GQII cho Việt Nam
Chuyên gia: VinFast Green giải ‘cơn khát’ cho giới kinh doanh dịch vụ vận tải
Chuyên gia tiết lộ cách phòng tránh nổ lốp xe khi thời tiết nắng nóng
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, carbohydrate- nguồn chính trong cơm là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, hệ thần kinh trung ương bắt buộc phải sử dụng glucose từ thực phẩm để duy trì hoạt động.
Ngoài cung cấp năng lượng cho cơ thể và não bộ, cơm còn có vai trò trong kiểm soát huyết áp. Vì vậy, ngay cả với bệnh nhân cao huyết áp, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên bỏ bữa.
Bên cạnh đó, cơm chứa nhiều vi chất quan trọng như vitamin D, niacin, canxi, chất xơ, riboflavin, sắt và thiamine. Những dưỡng chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng hoạt động của cơ thể. Cơm là thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chế độ ăn lành mạnh cần tối thiểu 50g bột đường để duy trì hoạt động của cơ thể.
Trước đây, người Việt ăn rất nhiều cơm (3-4 bát mỗi bữa) nhưng tỷ lệ mắc tiểu đường thấp hơn hiện nay. Nguyên nhân là vì khi đó, con người lao động chân tay nhiều, giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả. Trong khi đó, ngày nay, nhiều người cắt giảm cơm trắng nhưng lại tiêu thụ nhiều đạm, chất béo, đường đơn và ít vận động - yếu tố làm gia tăng bệnh tiểu đường.
Thay vì đổ lỗi cho cơm, chúng ta cần xem lại cách ăn uống hàng ngày hợp lý hay chưa. Ví dụ, mặc dù khuyến nghị mỗi người nên ăn 200g trái cây mỗi ngày, nhưng nếu cắt giảm cơm và thay thế bằng nhiều trái cây hơn, cơ thể vẫn có nguy cơ nạp quá nhiều đường đơn – không tốt cho sức khỏe.
Vì vậy lượng cơm khuyến nghị mỗi ngày mỗi người cần cân đối ba nhóm chất sinh năng lượng đó là chất bột đường chiếm 50-60% tổng năng lượng; Chất đạm từ động vật và thực vật, chiếm 13-20%; Chất béo từ mỡ động vật (thịt, cá) và dầu thực vật (các loại hạt, quả).

Nếu cắt giảm cơm và thay thế bằng nhiều trái cây hơn, cơ thể vẫn có nguy cơ nạp quá nhiều đường đơn – không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Tại các bệnh viện, bác sĩ không khuyến cáo bệnh nhân kiêng hoàn toàn cơm, mà cần tiêu thụ khoa học. Đối với người bình thường, nếu không ăn bún, phở, mì, thì lượng cơm tối thiểu nên là 4 bát mỗi ngày. Người có cường độ vận động cao có thể ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Người mắc bệnh tiểu đường ăn được cơm trắng với khối lượng vừa phải. Để tránh đường huyết tăng nhanh và thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ khối lượng và tần suất tiêu thụ loại thực phẩm này. Bởi như đã nói, chỉ số GI của cơm trắng ở mức cao nên khi tiêu thụ nhiều, cụ thể là trên 100 g / khẩu phần thì có thể khiến mức đường huyết tăng vọt.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Tâm Anh (thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được cơm trắng, tuy nhiên không nên tiêu thụ quá mức. Để tránh làm tăng mức đường huyết đột ngột, người bị tiểu đường nên ưu tiên ăn thực phẩm giàu tinh bột phức hợp thay vì tinh bột hấp thu nhanh như cơm trắng.
Thực phẩm giàu tinh bột phức hợp như cơm nấu từ hạt diêm mạch, gạo lứt, ngũ cốc, … còn cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào. Điều này sẽ góp phần giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định, tránh biến chứng tiểu đường nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Về cơ bản, việc ăn quá nhiều cơm trắng có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường, tuy nhiên người bệnh cũng không cần phải loại bỏ hoàn toàn thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Điều quan trọng là cần tư vấn bác sĩ để biết số lượng cơm trắng mà mình có thể dùng hàng ngày một cách phù hợp.
Bên cạnh việc kiểm soát khối lượng tiêu thụ cơm trắng, người bị bệnh tiểu đường cần lưu ý nên kết hợp với thực phẩm giàu protein và chất béo tốt. Người bệnh tiểu đường nên ăn cơm trắng cùng thực phẩm giàu chất béo tốt và protein như thịt gia cầm bỏ da, các loại hạt, các loại cá béo, dầu ô-liu… Điều này sẽ góp phần giúp kiểm soát mức đường huyết trong ngưỡng an toàn thông qua cơ chế làm giảm khả năng hấp thu glucose từ cơm trắng vào máu.
Bổ sung chất xơ sẽ hỗ trợ làm chậm tốc độ tăng đường huyết sau ăn bằng cách hạn chế quá trình chuyển hóa carbohydrate thành glucose diễn ra ở ruột. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn cơm trắng kèm với thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, …
Hạn chế dùng gia vị trong quá trình chế biến (đặc biệt là đường, muối…) có thể thúc đẩy các biến chứng tiểu đường liên quan đến thận, tim mạch, huyết áp tiến triển nhanh chóng. Vì vậy, trong quá trình chế biến cơm, người bệnh tiểu đường cần tránh dùng thêm gia vị và hạn chế ăn cơm cùng các món ăn quá nhiều gia vị.
Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn cơm được nấu bằng cách truyền thống tay vì cơm chiên với bơ, mỡ hoặc dầu ăn. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế dung nạp dư thừa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm khởi phát biến chứng tiểu đường liên quan về tim mạch.
Người bệnh tiểu đường cần tránh ăn cơm trắng đã để quá lâu ngày, có hiện tượng bốc mùi và chuyển màu sắc lạ. Tốt hơn hết, người bệnh chỉ nên ăn cơm trắng được nấu trong ngày, hoặc được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong 24 giờ, hoặc ngăn đông từ 3 – 4 ngày. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị ngộ độc, khởi phát phản ứng viêm, rối loạn hệ tiêu hóa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11888:2017 gạo trắng
Tiêu chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố áp dụng cho các loại gạo trắng thuộc loài Oryza sativa L. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho gạo nếp (glutinous rice) và các loại gạo thơm trắng thuộc giống lúa thơm của loài Oryza sativa L và các sản phẩm được chế biến từ gạo.
Theo tiểu chuẩn này thì gạo trắng phải có màu trắng đặc trưng cho từng giống, mùi đặc trưng, không có mùi lạ, không có côn trùng sống nhìn thấy bằng mắt thường. Gạo trắng không được có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng theo quy định hiện hành. Mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép có trong gạo trắng theo quy định hiện
Bao bì đựng gạo trắng phải được làm từ vật liệu phù hợp cho mục đích sử dụng và không có mùi làm ảnh hưởng đến sản phẩm. Bao bì phải khô, sạch, nguyên vẹn, bền, bảo đảm an toàn thực phẩm. Gạo trắng được đóng trong bao bì với các khối lượng thích hợp.
Ngoài các quy định trong TCVN 7087:2013 cần có các thông tin sau đây: Tên sản phẩm phải được ghi rõ “Gạo trắng”; Khối lượng tịnh; Tên và địa chỉ nhà sản xuất, đóng gói hoặc người bán lẻ; Xuất xứ hàng hóa; Nhóm/loại/hạng chất lượng; Ngày sản xuất hoặc ngày đóng gói; Hạn sử dụng; Hướng dẫn bảo quản.
Thông tin đối với bao bì không dùng để bán lẻ phải được ghi trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc người đóng gói phải thể hiện trên bao bì. Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay người đóng gói có thể được thay thế bằng dấu nhận biết rõ ràng với các tài liệu kèm theo.
Bảo quản gạo trắng trong kho ở dạng đóng bao để trên bục kê hoặc bảo quản trong silo, không bảo quản ở dạng đổ rời trên sàn kho. Kho bảo quản phải kín, tránh được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Mái kho, sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm. Trước khi chứa gạo, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ; sàn, tường kho, bục kê phải được khử trùng bằng các loại hóa chất được phép sử dụng theo quy định hiện hành. Lô gạo được xếp cách tường ít nhất là 0,5 m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1 m để thuận tiện cho việc đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lý.
Bao gạo xếp thành từng lô, mỗi lô không quá 300 tấn. Trong mỗi lô, gạo được xếp theo cùng hạng chất lượng, cùng loại bao bì, không chất cao quá 15 lớp. Lô gạo được xếp thẳng hàng, vuông góc với sàn kho để không bị đổ. Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho; không để nước đọng xung quanh nhà kho.
Phương tiện vận chuyển gạo trắng phải đảm bảo duy trì được chất lượng của sản phẩm. Không vận chuyển gạo trắng lần với các hàng hóa khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.
Vân Thảo (T/h)