Công nghệ in mã QR trực tiếp vào thực phẩm
Chuyển đổi số báo chí: Không chỉ đầu tư vào công nghệ
Thu hút các doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
SeABank khởi động giải chạy thường niên “SeABank Run for The Future - Cộng đồng chạy vì tương lai 2022” tại TP. Hồ Chí Minh
Công nghệ này được gọi là "interiqr" (như trong "QR nội thất") được phát triển bởi một nhóm tại Đại học Osaka của Nhật Bản. Như một minh chứng, các nhà nghiên cứu gần đây đã in 3D những chiếc bánh quy có bề ngoài nhẵn và trông bình thường, nhưng bên trong lại chứa mô hình lỗ rỗng không khí.
Mặc dù không thể nhìn thấy những mẫu đó dưới ánh sáng bình thường nhưng chúng hiển thị dưới dạng cửa sổ bóng khi bánh quy được nhìn từ phía trước và chiếu sáng từ phía sau. Khi đó, một chiếc điện thoại thông minh bình thường có thể đọc mã, tiết lộ dữ liệu lưu trữ bên trong.
Mã QR có thể ăn được in 3D (bên trái) và bánh quy thành phẩm có chứa mã đó.
Ở hiện tại, công nghệ này sẽ được giới hạn sử dụng trong thực phẩm in 3D tương đối mỏng, hơi mờ. Tuy nhiên, các nhà khoa học hy vọng cuối cùng nó có thể cung cấp cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng giải pháp thay thế các phương pháp tiếp cận lãng phí, tốn kém hơn như nhãn giấy thường áp dụng cho trái cây hoặc thẻ RFID áp dụng cho bao bì.
Ngoài ra, nếu thông tin như thành phần và hàm lượng dinh dưỡng có thể được chuyển tiếp bởi chính mặt hàng thực phẩm sẽ cần ít bao bì hơn để hiển thị cùng dữ liệu đó.
Tác giả cao cấp của nghiên cứu, Kosuke Sato cho biết: “Phương pháp in 3D là ví dụ tuyệt vời về sự chuyển đổi kỹ thuật số của thực phẩm, chúng tôi hy vọng sẽ cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng để cung cấp trải nghiệm thực phẩm mới lạ thông qua thực tế tăng cường, đây là một lĩnh vực mới thú vị trong ngành công nghiệp thực phẩm".
An Hạ