Đài thiên văn Hòa Lạc có thể quan sát vật thể cách Mặt trăng 1km có gì đặc biệt?

author 09:32 10/01/2019

(VietQ.vn) - Đài thiên văn Hòa Lạc có thể quan sát vật thể cách Mặt trăng khoảng 1km của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ đưa vào vận hành.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa công bố kế hoạch vận hành và đón khách tham quan tìm hiểu kiến thức về thiên văn học. Được biết, đây là Đài thiên văn hiện đại nhất miền Bắc với nhà chiếu mái vòm hình vũ trụ quy mô 100 ghế ngồi.

Thông qua các bộ phim 3D ngắn, những hiệu ứng hình ảnh hấp dẫn về thiên văn học, các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, các chòm sao... được tái hiện giúp người xem dễ hiểu và nắm bắt kiến thức.

Nhà chiếu được trang bị hệ thống 6 máy chiếu độ phân giải cao mang lại hiệu ứng 3D chân thực về bầu trời và các vì sao, đem lại cho người xem trải nghiệm như đang bay vào vũ trụ.

 Kính thiên văn Hòa Lạc chuẩn bị mở cửa để du khách tới chiêm ngưỡng vũ trụ

 Kính thiên văn Hòa Lạc chuẩn bị mở cửa để du khách tới chiêm ngưỡng vũ trụ.

Theo đó, kính thiên văn quang học với đường kính 0,5 m hiện đại cũng được trang bị phía trên đài quan sát để tìm hiểu về bầu trời. Mái che kính thiên văn trên đài quan sát cũng có thể tự động xoay khi kính di chuyển theo chuyển động của vật thể trên bầu trời.

Nhờ khẩu độ lớn cho phép nhìn thấy vật sáng mờ hơn gần 4.000 lần so với vật mờ mắt người nhìn thấy. Với vật có khoảng cách so với bề mặt Mặt Trăng 1km qua kính cũng có thể quan sát.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là ống ngắm quan sát được ở góc rộng giúp người xem định hình và đưa đối tượng muốn chụp/ngắm vào trường nhìn của ống kính thiên văn.

Trên bầu trời sẽ có nhiều đối tượng cần quan sát luôn chuyển động nên kính cũng tự động quay, ngẩng theo các góc độ khác nhau, đảm bảo nắm bắt được chuyển động của vật thể tốt nhất.

Bí ẩn kỳ lạ về hành tinh đen có thể ‘nuốt chửng’ ánh sáng Mặt trời(VietQ.vn) - Hành tinh WASP-12b, nằm bên ngoài Hệ Mặt trời 1.400 năm ánh sáng từ Trái đất. Điều kỳ lạ ở hành tinh này chính là có thể hấp thụ ánh sáng chiếu đến một cách kỳ lạ.

Đài quan sát thiên văn Hòa Lạc được khởi công từ năm 2015. Nhiệm vụ chính là nghiên cứu về Vật lý thiên văn và phổ biến kiến thức về khoa học vũ trụ tới cộng đồng; Hỗ trợ đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực vật lý thiên văn và vũ trụ; Hợp tác nghiên cứu với các nhóm nghiên cứu cùng lĩnh vực trong và ngoài nước.

Lãnh đạo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, hiện đơn vi đang tiến hành các thủ tục xin cơ chế thu chi tài chính riêng cho công trình Đài thiên văn tại Nha Trang và Hoà Lạc. Tuy nhiên hoạt động của Đài thiên văn hướng đến mục tiêu phổ biến kiến thức cộng đồng về thiên văn học, về vũ trụ, trở thành nơi giao lưu giữa các nhà thiên văn trẻ, thiên văn nghiệp dư của Việt Nam chứ không hướng đến mục tiêu thương mại.

Cơ chế thu chi tài chính sẽ giúp công trình Đài thiên văn có thể dùng nguồn kinh phí thu được từ người tham quan để chi trả cho hoạt động vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hàng năm của công trình và trang thiết bị. Trước mắt Trung tâm đang xin cơ chế thu chi tài chính cho Đài thiên văn Nha Trang tại Bộ Tài chính và sẽ tiến hành tiếp với Đài thiên văn Hoà Lạc sau khi hoàn thành nốt thủ tục để đưa vào sử dụng chính thức. Dự kiến từ Quý II Đài sẽ mở cửa đón khách tham quan, những người làm nghiên cứu, sinh viên theo học ngành vũ trụ đến để tìm hiểu, nghiên cứu khoa học.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang