Dân đã 'nuôi' cả năm, dịp tết không nên tăng giá cước

author 08:52 29/01/2013

(VietQ.vn) - Đó là lời nhắn nhủ của ông Đỗ Xuân Hoa – Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hành khách.

Theo ông Đỗ Xuân Hoa, chỉ còn hơn một tuần nữa, lượng người dân đi lại, về quê ăn tết sẽ tăng đột biến. Thường trong dịp trước và sau tết Nguyên đán, các doanh nghiệp vận tải lấy lý do, cả năm làm chỉ chờ vào ngày tết để mong hành khách “thông cảm”, tăng giá hơn ngày thường từ 20 – 50% cước phí.  

Thưa ông, Hiệp hội vận tải hàng hóa TP. HCM có họp bàn và đề nghị lùi thời hạn áp dụng phí đường bộ, ông có quan điểm gì vấn đề này?

Chúng tôi cũng có nắm được thông tin Hiệp hội vận tải hàng hóa TP. HCM có tổ chức hội thảo về vấn đề thông tư hướng dẫn thực hiện phí bảo trì đường bộ. Hiệp hội này cũng đề nghị xin lùi thời hạn áp dụng phí đường bộ.

Trong vẫn đề này, Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị thời gian thu phí thích hợp vì dự kiến trong năm 2013 tình hình kinh tế của đất nước chắc chắn cũng không thuận lợi hơn năm 2012. Thu phí bảo trì đường bộ nhưng thực chất là thu tiền của dân, các doanh nghiệp vận tải buộc phải điều chỉnh giá cước để bù đắp chi phí không lỗ. Chính vì thế, trng việc thu phí bảo trì đường bộ, Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam không đề nghị lùi thời hạn thu nhưng có đề nghị với Bộ Tài chính đưa ra thông tư có lộ trình thu phí thích hợp để đảm bảo tình hình kinh tế xã hội của đất nước được ổn định.

            <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 12px;"><span style="font-family: Arial;">Trước lối ra của bến xe Giáp Bát - điểm nóng của nạn kéo khách. Ảnh: N. N </span></span></p>

Trước lối ra của bến xe Giáp Bát - điểm nóng của nạn kéo khách. Ảnh: N. N

Hiệp hội năm nào cũng có văn bản hướng dẫn, gửi các hội viên trong hiệp hội, nghiên cứu, tìm phương hướng hợp lý để cân đối, giảm chi phí cần thiết để phục vụ việc đi lại của nhân dân.

Chúng tôi động viên các doanh nghiệp vận tải, dân nuôi các doanh nghiệp cả năm, ngày tết cố gắng không nên điều chỉnh giá cước để dân được hưởng lợi, tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp vận tải.

Theo dự đoán của Hiệp hội liệu lưu lượng đi lại của người dân trong dịp tết năm nay sẽ ra sao?

Nói chung, lượng đi lại của người dân năm nào cũng tăng, tuy nhiên, những năm gần đây, lượng hành khách tăng không nhiều.

Hiện có một thực tế, lượng phương tiện thừa so với lượng đi lại của hành khách. Loại trừ những ngày cao điểm từ 26 – 28 tết ở miền Nam ra Bắc và ngày 4 – 6 lượng người miền Bắc vào Nam, lượng khách tăng đột biến và không thể khắc phục được.

Còn nhìn chung, số lượng phương tiện chuẩn bị dịp tết năm nào cũng thừa. Có nhiều doanh nghiệp, phương tiện còn “đắp chiếu”, không có khách mà chạy xe.

Nhiều địa phương đã thông báo sẽ tăng giá cước dịp tết Quý tỵ 2013 từ 20 – 30%, ông có nhận định gì về mức tăng như vậy trong khi thu nhập của người dân nói chung, người công nhận năm nay giảm nhiều, lương thưởng gần như không có?

            <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: 12px;"><span style="font-family: Arial;">Lối vào của bến xe, các xe ôm vây kín hành khác mỗi khi xe dừng đỗ trả khách. Ảnh N. N</span></span></p>

Lối vào của bến xe, các xe ôm vây kín hành khác mỗi khi xe dừng đỗ trả khách. Ảnh N. N

Đúng đây không phải là câu chuyện của năm nay mà đã từ nhiều năm diễn ra ở khu vực phía Nam. Các doanh nghiệp thường xin hỗ trợ cước chạy rỗng từ 15 – 60%. Những đơn vị đặt vấn đề như vậy thường giải quyết bằng điều chỉnh giá cước.

Theo quy định của Bộ Tài chính, giá cước vận tải ô tô không nằm trong giá cước vận tải do Nhà nước quản lý. Vì vậy, theo Thông tư 129 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp được kê khai giá cước và sau 3 ngày sẽ được thực hiện theo giá cước kê khai. Chính vì thế mà nhà nước cũng không can thiệp vào giá cước vận tải. Giá cước doanh nghiệp điều chỉnh sẽ do người tiêu dùng lựa chọn. Doanh nghiệp có giá cước cao hành khách sẽ không đi.

Nhưng với những doanh nghiệp vận tải lớn có thể quản lý được như vậy còn những đơn vị nhỏ lẻ, ít xe làm sao quản lý được?

Các doanh nghiệp vận tải có thương hiệu, hoạt động bài bản đến nay đã thông báo và cơ bản hoàn thiện việc bán vé dịp tết.

Việc bán vé và quản lý giá thường được thực hiện thông qua các bến xe. Thông qua đó, buộc các nhà xe phải đăng ký với bến xe để bán vé hoặc đăng ký với cơ quan thuế, sở tài chính của các địa phương để họ có trách nhiệm kiểm tra việc kê khai. Nếu không hợp lý sẽ phải kê khai lại theo đúng quy định hiện hành.

Với các doanh nghiệp hoạt động kiểu xe dù, bến cóc, để diễn ra tình trạng phức tạp, trách nhiệm thuộc về các địa phương. Chính vì vậy, các địa phương cần phải tập trung kiểm tra, giám sát; hạn chế nạn xe dù, bến cóc diễn ra.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Anh (thực hiện)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang