Đào tạo và hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho các doanh nghiệp CNHT ngành dệt may Việt Nam

author 10:00 21/06/2021

(VietQ.vn) - Từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 6 năm 2021 tại Ninh Bình, Trung tâm Thông tin Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Khóa đào tạo: “Đào tạo nhận thức chung; hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường” cho các doanh nghiệp CNHT ngành dệt may Việt Nam.

Khóa đào tạo có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia của Trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các chuyên gia trong lĩnh vực ISO cùng 30 học viên đến từ các công ty, doanh nghiệp CNHT ngành dệt may trong cả nước.

Tại khóa đào tạo, các chuyên gia của Trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đó là ông Lê Hồng Thuận và Bùi Xuân Phong đã giúp học viên hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường thông qua việc đưa ra và phân tích các khái niệm cũng như các ví dụ điển hình từ các doanh nghiệp dệt may đã áp dụng thành công.

Đào tạo và hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho các doanh nghiệp CNHT ngành dệt may Việt Nam

 Khóa đào tạo: Đào tạo và hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho các doanh nghiệp CNHT ngành dệt may Việt Nam.

Theo ông Lê Hồng Thuận, khi áp dung tiêu chuẩn ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường vấn đề để đạt được sự cân bằng giữa môi trường xã hội và kinh tế luôn được coi là cần thiết để đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Mục tiêu phát triển bền vững có thể đạt được bằng cách cân bằng ba trụ cột của tính bền vững.

Sự mong đợi của xã hội đối với phát triển bền vững, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đã tiến triển cùng với pháp luật ngày càng nghiêm ngặt, gia tăng áp lực đối với môi trường do ô nhiễm, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực, quản lý chất thải không đúng cách, biến đổi khí hậu, suy thoái các hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học.

Điều này đã khiến các tổ chức phải chấp nhận áp dụng cách tiếp cận có hệ thống để quản lý môi trường bằng cách thực hiện hệ thống quản lý môi trường với mục tiêu đóng góp cho trụ cột môi trường bền vững.

Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra cho các tổ chức một khuôn khổ để bảo vệ môi trường và ứng phó với các điều kiện môi trường biến đổi cân bằng với các nhu cầu về kinh tế - xã hội. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho phép một tổ chức đạt được các kết quả dự kiến đặt ra đối với hệ thống quản lý môi trường của mình.

Cách tiếp cận có hệ thống để quản lý môi trường có thể cung cấp cho cấp quản lý cao nhất các thông tin để xây dựng thành công trong thời gian dài và tạo ra các lựa chọn để đóng góp vào sự phát triển bền vững bằng cách: Bảo vệ môi trường nhờ ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các tác động xấu cho môi trường; Giảm nhẹ những tác động bất lợi tiềm ẩn của các điều kiện môi trường đối với tổ chức; Hỗ trợ tổ chức trong việc thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ sự phù hợp; Nâng cao kết quả thực hiện môi trường; Kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng đến cách thức mà các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức hiện đang được thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và xử lý bằng cách áp dụng quan điểm vòng đời để có thể ngăn chặn những tác động môi trường nảy sinh do sự bất cẩn tại bất kỳ nơi nào trong phạm vi vòng đời; Đạt được lợi ích về tài chính và hoạt động từ việc thực hiện các giải pháp thân thiện với môi trường nhằm củng cố vị thế trên thị trường của tổ chức; Trao đổi các thông tin về môi trường cho các bên quan tâm có liên quan.

Tiêu chuẩn này, cũng như các tiêu chuẩn khác, không nhằm mục đích nâng cao hoặc thay đổi các yêu cầu pháp lý của tổ chức.

Sau khóa học, các học viên tham dự nắm được để thành công của hệ thống quản lý môi trường phụ thuộc vào sự cam kết của tất cả các cấp và từ các bộ phận chức năng của tổ chức, do lãnh đạo cao nhất chỉ đạo. Tổ chức có thể tận dụng các cơ hội để ngăn chặn hoặc giảm nhẹ tác động xấu đến môi trường và tăng cường các tác động môi trường có lợi, đặc biệt là với những cơ hội có ý nghĩa chiến lược và cạnh tranh của mình. Lãnh đạo cao nhất có thể giải quyết hiệu quả các rủi ro và cơ hội của mình bằng cách tích hợp quản lý môi trường vào các quá trình hoạt động chủ chốt của tổ chức, định hướng và ra quyết định về chiến lược, sắp xếp chúng với các ưu tiên hoạt động chủ chốt khác, và kết hợp quản lý môi trường vào hệ thống quản lý tổng thể của mình. Bằng chứng của việc áp dụng thành công tiêu chuẩn này có thể sử dụng để đảm bảo cho các bên quan tâm rằng tổ chức đang thực hiện một hệ thống quản lý môi trường hiệu lực.

Tuy nhiên, việc chỉ áp dụng tiêu chuẩn này sẽ không đảm bảo các kết quả môi trường tối ưu. Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể khác nhau từ tổ chức này so với tổ chức khác do bối cảnh của từng tổ chức. Hai tổ chức có thể thực hiện các hoạt động tương tự nhưng có thể có các nghĩa vụ tuân thủ, các cam kết khác nhau trong chính sách môi trường, các công nghệ môi trường và các mục tiêu hoạt động môi trường của họ, nhưng cả hai đều có thể phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Mức độ chi tiết và phức tạp của hệ thống quản lý môi trường sẽ khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh của tổ chức, phạm vi của hệ thống quản lý môi trường, các nghĩa vụ tuân thủ, và bản chất của các hoạt động, các sản phẩm và các dịch vụ của tổ chức, bao gồm cả các khía cạnh môi trường và các tác động môi trường kèm theo của tổ chức đó.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý môi trường nhằm giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trường của doanh nghiệp mình. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức. Nhằm chứng minh những cam kết của mình về các vấn đề môi trường.

Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn này rất rộng. Bất cứ tổ chức có sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng tới môi trường cũng cần phải nhận thức về ISO 14001:2015.

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận,… có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các yếu tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận.

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 nhất đối với ngành dệt may.

Về mặt quản lý: Giúp tổ chức, doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện

Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường

Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.

Tạo dựng thương hiệu: Nâng cao hình ảnh của tổ chức doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng. Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001.

Về mặt tài chính: Việc thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý môi trường sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào. Bao gồm nước, năng lượng, nguyên vật liệu, hóa chất,… Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan trọng và có ý nghĩa nếu nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm như điện, than, dầu.

Các bước để xây dựng ISO 14001:2015

Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường

Bước 3: Thực hiện và điều hành

Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục

Bước 5: Xem xét của lãnh đạo

Bước 6: Đánh giá và cấp giấy chứng nhận

Bước 7: Duy trì hệ thống

Khóa học đã diễn ra thành công tốt đẹp và các học viên đã lĩnh hội được kiến thức để áp dụng trong doanh nghiệp của mình.

Phương Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang