Điểm sáng kinh tế Việt Nam trong bức tranh ảm đạm toàn khu vực

author 14:46 09/09/2020

(VietQ.vn) - Hầu hết các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo trong số các quốc gia Đông Nam Á, chỉ có duy nhất Việt Nam có thể tăng trưởng dương trong năm nay. Đây là điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của toàn khu vực.

Dự báo trong số các quốc gia Đông Nam Á, chỉ có duy nhất Việt Nam có thể tăng trưởng dương trong năm nay. Ảnh minh họa.

Tính đến năm 2019, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam liên tục tăng. Rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ đầu năm đến nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã chững lại do tác động của dịch Covid-19.

Lý giải về sự chững lại của dòng vốn FDI từ Nhật Bản, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết, nguyên nhân một phần là do nhiều doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Kết quả điều tra của JETRO cho thấy có tới 65% doanh nghiệp cho biết doanh thu của họ đã giảm mạnh vì dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng e dè sau khi dịch Covid-19 quay lại Việt Nam vào cuối tháng 7/2020.

Mặc dù vậy, theo ông Nakajima, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam có doanh thu giảm vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Đáng chú ý, chỉ có 5% doanh nghiệp Nhật Bản có doanh thu giảm trên 50%. Đây là con số khá thấp và khá đặc biệt so với các nước khác.

Bên cạnh đó, ông Nakajima nhận định, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ nhanh chóng phục hồi. Bởi ông Nakajima cho rằng đó một phần là do Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản.

Đồng thời, theo ông Nakajima, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA)/hiệp định đối tác kinh tế (EPA) và đang từng bước tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Hầu hết các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự báo trong số các quốc gia Đông Nam Á, chỉ có duy nhất Việt Nam có thể tăng trưởng dương trong năm nay. Đây là điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của toàn khu vực.

Còn theo ông Vũ Bá Phú, năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam và dòng vốn FDI từ Nhật Bản vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Tính lũy kế tình hình thu hút FDI đến cuối năm 2019, Nhật Bản đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt 59,3 tỷ USD, chiếm 16,7%.

Ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh, việc tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản trong thời gian tới cùng với các biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ sẽ giúp nâng cao trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…

Kiểm soát được Covid-19 là điều kiện quan trọng phục hồi kinh tế(VietQ.vn) - Đó là nhận định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo Chính phủ thường kì tháng 8 vừa diễn ra.

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang