Lý giải nguyên nhân động đất hay xảy ra ở Nepal

author 18:15 26/04/2015

(VietQ.vn) - Chính những sự va chạm giữa hai mảng lục địa đã tạo ra động đất. Thật không may, lãnh thổ Nepal lại ở chính trung tâm khu vực xảy ra sự va chạm này, gây ra rất nhiều thiệt hại về người và của.

Cho đến nay, vụ động đất mạnh 7,9 độ Richter ngày 25/4 ở Nepal đã làm hơn 2.000 người bị thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương. Con số này sẽ còn cao hơn nữa theo từng giờ. Sẽ còn phải mất nhiều ngày nữa thì người ta mới biết được thiệt hại to lớn do cơn động đất này gây ra. Đây là trận động đất mạnh nhất Nepal trong suốt 81 năm qua. Nhiều tòa nhà đã đổ sập, trong đó có tháp cổ Dharahara nổi tiếng tại Kathmandu. Theo cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, đã có 14 dư chấn với cường độ khác nhau xảy ra sau trận động đất 7.8 độ richter tại Nepal ngày 25/4. Các dư chấn xuất hiện khoảng hai giờ sau trận động đất mạnh.

Đây là một thảm họa đã được báo trước và vụ động đất này mới chỉ là một khúc dạo đầu báo hiệu cho những vụ động đất tiếp theo còn khủng khiếp hơn. Trên bản đồ động đất thế giới, Nepal có màu đỏ sẫm và là một khu vực bị động đất đe dọa cao độ. Dưới dãy núi Himalaya, mảng lục địa Ấn Độ đang “lấn sân” mảng lục địa Á-Âu với tốc độ 1 mm mỗi tuần. Vụ đụng chạm giữa hai mảng lục địa gây ra những trận động đất mạnh và chỉ tính riêng trong thế kỷ 20, chúng đã làm chết hàng chục nghìn người ở Nepal.

Nguyên nhân động đất mạnh hay xảy ra tại Nepal

Nguyên nhân động đất mạnh hay xảy ra tại Nepal

Cách đây 25 triệu năm, Ấn Độ từng là một hòn đảo nằm riêng biệt trên Ấn Độ Dương. Sau đó, hòn đảo này trôi dạt về phía đất liền và va chạm với lục địa châu Á. Cho tới nay, tốc độ va chạm giữa hai mảng lục địa vẫn đang ở mức 3-4 cm/năm. Sự va đập nói trên đã tạo ra một lực khủng khiếp, góp phần hình thành dãy Himalaya núi hùng vĩ và cả những trận động đất cực mạnh. Nepal nằm ở nơi xảy ra sự va đập giữa hai mảng lục địa này. Dãy núi Himalaya cao dần lên sau mỗi cú va chạm. Từ hàng triệu năm nay, dãy núi này cao thêm 4 mm mỗi năm. Trong khi đó, diện tích của Nepal bị co lại bằng hai sân bóng đá mỗi năm.

Một nguyên nhân khiến trận động đất gây ra thiệt hại nặng nề là do kết cấu nhà ở tại Nepal. những ngôi nhà thường được xây bằng gạch, khả năng chịu động đất kém. Trong khi đó, trận động đất có cường độ mạnh 7.8 độ richter ngày 25/4, xảy ra ngay trên bề mặt, cách mặt đất chỉ khoảng 2km, độ rung mạnh khiến cho những ngôi nhà cao tầng gần như không thể đứng vững.

14 cơn dư chấn với độ lớn cấp 4, cấp 5 cũng khiến nhiều tòa nhà, đã bị ảnh hưởng từ trước, tiếp tục đổ sập hoàn toàn. Cư dân Kathmandu hiện đang sống trong một cái “bẫy động đất”. Bị bao bọc bởi các dãy núi cao, cư dân Kathmandu hiện đang sinh sống trên một hồ nước cạn, với nền đất yếu. Động đất sẽ khiến cho nền đất ở đây dao động như bột nhão, trong khi hàng triệu con người đang chen chúc trên nền đất này. 

Các tòa nhà không ổn định gây ra nhiều thiệt hại sau động đất

Các tòa nhà không ổn định gây ra nhiều thiệt hại sau động đất kinh hoàng tại Nepal

Các ngôi nhà cao tầng ở Kathmandu có nguy cơ trở thành những cái bẫy giết người hàng loạt thực sự, khi chúng đua nhau sụp đổ trong cơn động đất.  Các ngôi nhà ở đây đã vi phạm những nguyên tắc chống động đất sơ đẳng nhất. Một nguy cơ lớn nữa là các đường ống dẫn khí đốt bị đứt gãy trong động đất, gây ra các vụ nổ lớn gây cháy. Các vụ đứt gãy đường ống dẫn nước cũng khiến cho nhiều tầng hầm bị ngập lụt.

Động đất ở Nepal là không thể tránh khỏi và người ta phải biết cách “sống chung nguy cơ động đất”. Các biện pháp phòng ngừa là quan trọng và có lẽ, điều quan trọng là các công trình xây dựng phải trụ vững trước những đợt rung lắc mạnh của động đất, không biến thành “những chiếc bẫy giết người”.

Ngân Hà (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang