Dược liệu sấy lưu huỳnh: Cẩn thận bệnh hô hấp

author 06:40 17/09/2016

(VietQ.vn) - Nếu không có các biện pháp an toàn khi đốt lưu huỳnh người hít phải khí SO2 sẽ thấy khó chịu và bất lợi về sức khỏe do có thể gây bệnh đường hô hấp

"Dược liệu muốn bảo quản được chỉ có cách xông với lưu huỳnh nếu không thì hỏng hết, không có cách nào khác", một chủ cơ sở dược liệu ở Thiết Trụ ( Hưng Yên) nói.

Dược liệu tươi được sấy bằng lưu huỳnh để không bị hỏng 

Thôn Thiết Trụ (Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên), nơi nổi tiếng với nghề làm dược liệu đã gặp ngay một mùi hăng hăng sộc thẳng vào mũi. Lần đầu không quen, tiếp xúc một khoảng thời gian ngắn có thể thấy chóng mặt, cảm giác nặng đầu, nôn nao.

Đó chính là triệu chứng do các vị thuốc được sấy bằng lưu huỳnh hay được dân làng gọi với cái tên là “diêm sinh” gây ra.

Tại một cơ sở chế biến thuốc ở Thiết Trụ, việc sấy dược liệu được bắt đầu khi đổ dược liệu tươi vào quây rồi bọc kín nilon ở phía trên. Ở dưới đáy mỗi chiếc quây sẽ được khoét một lỗ nhỏ dùng để cho lưu huỳnh vào đốt và xông số thuốc trong quây.

Cô Thủy, chủ một cơ sở dược liệu ở Thiết Trụ cho biết: “Đầu tiên mùi khó chịu thôi chứ dược liệu hấp xong chuyển qua xao và phơi nắng là hết mùi, hết độc ngay.

Dược liệu muốn bảo quản được chỉ có cách xông với lưu huỳnh nếu không thì hỏng hết, không có cách nào khác, mà xông bằng lưu huỳnh mới cho ra mẫu mã dược liệu đẹp khách hàng mới thích, hầu hết mọi nơi đều làm như vậy, không riêng gì ở Hưng Yên”.

Rước thêm bệnh vào người do thuốc tây giả trên mạng(VietQ.vn) - Mua thuốc tây trên mạng, người bệnh mua phải thuốc giả, không những không hết mà bệnh còn nặng hơn.

Có thể gây bệnh đường hô hấp

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: Ở nước ta lưu huỳnh được dùng phổ biến trong sấy các dược liệu nhất là loại có hàm lượng tinh bột cao, sấy hoa quả khô, măng khô.

"Việc dùng lưu huỳnh ở đây là cách làm truyền thống, theo tôi nó khá an toàn cho người tiêu dùng nhưng ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của người chế biến và người sống ở khu vực xung quanh.

Dùng lưu huỳnh sấy dược liệu gây hại cho sức khỏe

Nếu không có các biện pháp đảm bảo an toàn bởi khi đốt lưu huỳnh để sấy sẽ hình thành khí SO2 và một phần lưu huỳnh thăng hoa, người hít phải khí SO2 sẽ thấy khó chịu và bất lợi về sức khỏe do có thể gây bệnh đường hô hấp", ông nói.

Cũng theo ông Thịnh, lưu huỳnh là nguyên tố tự nhiên rất quen thuộc, trong cơ thể con người có 3 nguyên tố nhiều nhất gồm can xi, phốt pho và lưu huỳnh. Lưu huỳnh là một chất bản thân nó có độc, nhưng khi được đốt lên nó biến đổi thành SO2 chứ không còn là lưu huỳnh đơn thuần nữa.

Dược liệu được sơ chế khi còn tươi. Sau khi đốt lưu huỳnh để sấy, lưu huỳnh cháy và tạo thành khí SO2, khí này sẽ luồn lách theo các khe giữa các lớp dược liệu để tiếp xúc với phía bên ngoài của dược liệu. Mặt khác, do dược liệu tươi chứa nhiều nước nên khí SO2 lại tạo thành acid, có điều kiện ngấm vào bên trong dược liệu sấy. Phần lớn khí SO2 bay lên phía trên mặt lò sấy ra ngoài. Đồng thời với việc tạo thành khí SO2 khi sấy, một phần lưu huỳnh còn được thăng hoa dưới dạng bột mịn, bám vào bên ngoài dược liệu. Sau khi sấy, một ít lưu huỳnh thăng hoa và sản phẩm mang tính acid do SO2 tạo thành sẽ còn đọng lại ở dược liệu.

Lê Chính (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang