ESG - cơ hội giúp doanh nghiệp chuyển mình, biến tư duy sợ sai thành tiền
Tăng cường hợp tác doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
Đào tạo nâng cao chất lượng kênh đại lý, Prudential hướng tới phát triển bền vững ngành bảo hiểm nhân thọ
Xét nghiệm mẫu thức ăn, làm rõ vụ 150 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa cơm trưa
ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp. Đây là bộ 3 tiêu chuẩn đo lường yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp, giúp tổ chức xác định các rủi ro và cơ hội, cũng như mức độ ảnh hưởng khi áp dụng.
Điểm số ESG được đánh giá dựa trên tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội và hiệu suất quản trị của công ty khi quản lý các ảnh hưởng đó. Điểm ESG càng cao sẽ càng chứng minh thương hiệu thực hành tốt ESG. Để thực hiện ESG, doanh nghiệp cần đáp ứng 3 trọng tâm chính với hàng chục tiêu chí cụ thể.
Tại Việt Nam, ESG đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, ESG cũng đặt ra không ít thách thức khi áp dụng.
Theo TS. Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), năng lực của doanh nghiệp Việt hiện vẫn còn hạn chế, đặc biệt là về quản trị.
Nhìn vào nền kinh tế, chúng ta thấy có 2 đặc trưng nổi bật: 94% doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, vì vậy nguồn vốn và nội lực yếu; mô hình quản trị không chuyên nghiệp. Thứ hai là tính chất nền kinh tế vẫn dựa trên thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên. Do đó, bất cứ sự đầu tư nào cũng gây mất nguồn lực đáng kể của doanh nghiệp.
Theo ông Minh, nền tảng quản trị tốt rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Trong bối cảnh thông thường, doanh nghiệp FDI thường có kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn và khi rủi ro như Covid, họ vượt qua và trở lại nhanh hơn, tất cả nhờ vào năng lực quản trị, trong đó có quản trị rủi ro.
"Hiện tại, phát triển bền vững là xu hướng không thể đảo ngược, do đó, bài toán quản trị doanh nghiệp cũng phải thay đổi để thích nghi. Trong bối cảnh năng lực quản trị yếu, chúng ta còn phải thích nghi, tích hợp yếu tố bền vững. Nhưng đó là con đường chúng ta phải đi qua nếu muốn doanh nghiệp của mình lớn mạnh, đặc biệt là khi có khát vọng vươn ra toàn cầu. Việc quản trị doanh nghiệp theo định hướng bền vững sẽ giúp doanh nghiệp đạt được 2 mục tiêu quan trọng: phát triển và bền vững. Phát triển mà không bền vững có thể sụp đổ bất cứ lúc nào; bền vững mãi mà không phát triển thì cứ ốm yếu, dặt dẹo mãi thì cũng còn là bền vững", ông Minh nêu ý kiến.
Bà Phạm Thị Quỳnh Vi Giám đốc Chất lượng, Tập đoàn FPT.
Tại Hội thảo "Quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG - Làm gì, từ đâu?", bà Phạm Thị Quỳnh Vi, Giám đốc Chất lượng, Tập đoàn FPT chia sẻ: “Việc vừa làm, vừa học, vừa dò là bình thường. 5 năm trước đây, FPT cũng làm như vậy. Với việc thuê một bộ phận độc lập để triển khai, doanh nghiệp nên xem xét mục tiêu của mình là gì, nhiệm vụ quan trọng mà ban Tổng Giám đốc giao là gì”.
Theo bà Vi, về cách thực hiện, doanh nghiệp bắt đầu đi từ hiện trạng, cố gắng hỏi tư vấn, tự nghiên cứu để nắm bắt hiện trạng doanh nghiệp của mình "mổ xẻ" các bộ phận liên quan về ESG. Sau đó, các bộ phận sẽ tổng hợp báo cáo lãnh đạo doanh nghiệp ngồi nghe các kết quả chẩn đoán và đưa ra quyết định. Như vậy, việc này sẽ giúp doanh nghiệp bước đầu hiểu mình là ai, mình muốn đi đến đâu.
PGS. TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Bà Vi dẫn chứng, với FPT, doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách, ban điều hành đảm bảo chất lượng đang chịu trách nhiệm, đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt toàn bộ và kết nối từ ban lãnh đạo cho đến công ty thành viên. Doanh nghiệp triển khai theo ngành dọc nhưng vẫn có mệnh lệnh rất nhiều. Những vấn đề cấp thiết quan trọng phải làm thì thực hiện theo mệnh lệnh, còn những việc quan trọng chưa làm được thì ở mức nghiên cứu.
“Về thách thức thực thi ESG, với FPT, tài chính là vấn đề quan trọng nhưng cũng là thách thức lớn, chúng tôi chưa dám khẳng định đã thành công. Riêng về tài chính, doanh nghiệp phải chi tiêu thông minh. FPT là đơn vị tiên phong đưa ra công nghệ, AI trong quản trị, điều quan trọng là làm sao để các đơn vị đồng lòng triển khai”, bà nói thêm.
PGS. TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh lấy ví dụ tại tập đoàn quốc tế Unilever - đơn vị chuyên sản xuất sản phẩm vệ sinh, xà phòng. Đơn vị này quan niệm sống là an toàn và bền vững, biến chi phí ESG thành lợi nhuận.
“Có một quan điểm kinh doanh thú vị là mọi thứ đều có thể quy ra tiền. Và rác thải, nước thải cũng có thể quy ra tiền. Chi phí nên là tiềm năng để quy ra tiền, bao gồm cả vấn đề môi trường, xã hội. ESG không đơn thuần là giải pháp, sáng kiến, mà là cơ hội để thay đổi tư duy kinh doanh.
Với quan điểm tư duy kinh doanh, mọi thứ đều có khả năng kiếm ra tiền, tư duy hướng về tạo ra lợi nhuận, đồng thời giải quyết vấn đề môi trường, xã hội. ESG là cơ hội để chúng ta chuyển mình, biến tư duy sợ sai, sợ ảnh hưởng đến môi trường thành tiền", ông Trung nói.
Thanh Hiền - Minh Nghĩa