Hai công ty nào không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động?

authorUyên Triệu 10:40 03/05/2017

(VietQ.vn) - Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã xuất hiện 2 công ty không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.

Báo Người Lao động đưa tin, Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh và xử lý các doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động nhưng vẫn tuyển chọn trái phép người lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Điển hình là Công ty TNHH Speedy Global Vietnam (81/63 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận dù không có giấy phép nhưng vẫn đăng quảng cáo trên mạng tuyển trái phép người lao động đi làm việc trên du thuyền quốc tế với các ngành nghề nhân viên phục vụ sòng bạc; nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn; nhân viên chụp ảnh, rửa ảnh; đầu bếp,… thậm chí cả ngành nghề bị cấm là nhân viên massage.

Tổng giám đốc công ty xuất khẩu lao động bị người lao động bao vây. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

 Tổng giám đốc công ty xuất khẩu lao động bị người lao động bao vây. Ảnh: Pháp luật TP. HCM

Theo báo Dân trí, một đơn vị hoạt động không phép được nêu tên nữa là Công ty cổ phần du lịch dịch vụ quốc tế Tân Hoàng Minh (địa chỉ: 118 Nguyễn Hồng Đào, phường 14, quận Tân Bình). Công ty trên không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động nhưng đã tuyển trái phép nhiều lao động để đưa đi làm giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út. Khảo sát của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho thấy, nhiều lao động thông qua công ty trên đi làm việc ở nước ngoài bị xâm phạm đến quyền lợi, bị thiệt hại, phải về nước trước hạn.

Báo Pháp luật TP. HCM đưa tin, tại Phiên họp toàn quốc lần thứ 6 của Uỷ Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Đào Ngọc Dung đánh giá bên cạnh những doanh nghiệp xuất khẩu lao động tốt, tình trạng môi giới, cò, bán giấy phép xuất khẩu lao động, thậm chí một số doanh nghiệp ngoài nước còn vào làm môi giới… Do vậy, Bộ đã siết chặt tình trạng cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, ngoài ra với các công ty làm tốt thì tạo điều kiện hoạt động.

Trung Quốc mua lợn trở lại, khủng hoảng tạm qua Với việc phía Trung Quốc đã mua thịt lợn trở lại, giá lợn trong cả nước đã tăng trung bình 3.000 đồng/kg, giúp người chăn nuôi giảm bớt phần nào gánh nặng từ phí thức ăn chăn nuôi.

Ông Đào Ngọc Dung cũng cho biết, thời gian qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động hàng chục công ty xuất khẩu lao động có sai phạm. Riêng thị trường Hàn Quốc, tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam theo chương trình EPS  năm 2017 đối với 58 quận/ huyện thuộc 12 tỉnh, thành phố.

Uyên Triệu (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang