Hải Dương buộc tiêu hủy trên 3.700 hộp bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tăng cường hiệu quả tiêu chuẩn bền vững tự nguyện, thúc đẩy các nền kinh tế thành viên APEC
Viettel ra mắt dịch vụ đầu tiên trong hệ sinh thái 5G ‘Video chờ meCall’
Tiền Giang chống khai thác IUU: 100% tàu cá tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Trước đó, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 5 phối hợp với Đội Phòng PC03 tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh do bà Phạm Thị Ngoan làm chủ tại khu 6, phường Nhị Châu, thành phố Hải Dương đã phát hiện 3.600 hộp kẹo socola Ailisha loại 88g và 150 hộp bánh quy loại 300g không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Kết quả kiểm tra xác định cơ sở kinh doanh đang hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh mà không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định và đang kinh doanh các sản phẩm bánh, kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ (nêu trên) có trị giá gần 50 triệu đồng.
Với những vi phạm trên, bà Ngoan đã bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 42,5 triệu đồng. Đồng thời bị buộc làm thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh và buộc tiêu toàn bộ số hàng hóa vi phạm; chịu trách nhiệm cho trả toàn bộ số chi phí phát sinh trong quá trình áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.
Hải Dương tiêu hủy số bánh kẹo vi phạm về nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: Cục QLTT Hải Dương
Ở góc độ chuyên gia dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, những thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng không rõ nguồn gốc, không được bảo quản, chế biến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dễ gây ra các nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ra các triệu chứng cấp tính tức thời như: Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm…Về lâu dài, việc tiêu thụ các thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa trong cơ thế và dễ gây ra các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, béo phì…
Số liệu từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70-80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli, gây ra tiêu chảy, bệnh đường ruột…Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ cần sự vào cuộc của địa phương và các lực lượng chức năng, mà còn rất cần sự chung sức của cả cộng đồng.
Căn cứ theo Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12; Căn cứ theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì tự công bố tiêu chuẩn chất lượng bánh kẹo là việc làm bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu bánh kẹo muốn đưa sản phẩm có chất lượng ra thị trường.
Việc làm này giúp Bộ Y Tế kiểm soát được chất lượng của bánh kẹo trước khi đến tay người tiêu dùng cũng như tạo dựng niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu đồng thời tăng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
An Dương