Hạt vi nhựa trong không khí có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và trực tràng
Phát hiện hàng triệu hạt vi nhựa trong túi lọc đựng trà
Phát hiện 7 loại hạt vi nhựa trong bộ phận sinh lý nam
Hạt vi nhựa ngày càng là mối hiểm họa trong cơ thể con người
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco (UCSF), các hạt vi nhựa được cho là có liên quan đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như vô sinh ở nam và nữ, ung thư đại tràng và suy giảm chức năng phổi. Ngoài ra, các hạt này có thể gây viêm phổi mãn tính, làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
"Những vi nhựa này thực chất là ô nhiễm không khí dạng hạt, và chúng ta biết rằng loại ô nhiễm này gây hại", tiến sĩ Tracey J. Woodruff, giáo sư sản khoa, phụ khoa và khoa học sinh sản tại UCSF, cho biết.
Woodruff là giám đốc Chương trình Sức khỏe sinh sản & Môi trường (PRHE) và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Environmental Science & Technology.
Hạt vi nhựa hiện diện khắp nơi trong môi trường. Mỗi năm các công ty trên toàn thế giới sản xuất gần 460 triệu tấn nhựa. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 1,1 tỉ vào năm 2050. Một nguồn nhựa chính trong không khí đến từ việc lái xe. Sự ma sát làm mòn lốp xe và mặt đường, thải ra các mảnh nhựa vào không khí.
Bài báo này là đánh giá có hệ thống đầu tiên về vi nhựa, sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn được Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ chấp thuận. Hầu hết các nghiên cứu trong đánh giá được thực hiện trên động vật. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng các kết luận có thể áp dụng cho con người do sự tương đồng trong các yếu tố tiếp xúc.
Hạt vi nhựa trong không khí tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho môi trường và sức khỏe con người. Ảnh minh họa
"Chúng tôi kêu gọi các cơ quan quản lý và các nhà lãnh đạo xem xét bằng chứng ngày càng tăng về tác hại sức khỏe từ vi nhựa, bao gồm cả ung thư đại tràng và phổi", tiến sĩ Nicholas Chartres là tác giả đầu tiên của nghiên cứu, từng dẫn dắt nhóm khoa học và chính sách tại PRHE và hiện đang làm việc tại Đại học Sydney. "Chúng tôi hy vọng các nhà lãnh đạo bang sẽ hành động ngay lập tức để ngăn ngừa các phơi nhiễm tiếp theo".
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những hạt siêu nhỏ này có thể làm hỏng tế bào, kích hoạt viêm nhiễm và phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong ruột. Nguồn vi nhựa gây ô nhiễm không khí nhất là từ lốp xe bị mài mòn do ma sát trên đường. Ngoài ra, hạt vi nhựa có khắp mọi nơi trong môi trường. Các công ty trên toàn thế giới tạo ra gần 460 triệu tấn nhựa/năm, con số này dự kiến tăng lên 1,1 tỷ tấn vào năm 2050.
Có 2 loại vi nhựa chính đó là vi nhựa sơ cấp và vi nhựa thứ cấp. Vi nhựa sơ cấp phục vụ một mục đích cụ thể, chẳng hạn như các hạt vi nhựa trong các sản phẩm mỹ phẩm để tẩy tế bào chết cho da. Vi nhựa thứ cấp hình thành khi các mảnh vụn nhựa lớn hơn bị phân hủy.
Mỗi năm, người Mỹ tiêu thụ 39.000 đến 52.000 hạt vi nhựa. Những hạt vi nhựa được phát hiện trong nhau thai, phổi, gan, nước tiểu, sữa mẹ và máu người. Vi hạt nhựa còn được dùng để sản xuất mỹ phẩm, kem đánh răng, quần áo và nhựa.
Tại Việt Nam, trong môi trường không khí, các kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm vi nhựa chưa được thực hiện phổ biến. Tuy nhiên, báo cáo về mật độ vi nhựa trong không khí ở bãi rác Phước Hiệp (thành phố Hồ Chí Minh) mới đây cho thấy, tốc độ lắng đọng vi nhựa lên đến 1.367 hạt/m2 bề mặt (mặt đất, mặt đường...)/ngày, cao hơn 50 lần kết quả quan trắc tại Paris.
Một nghiên cứu khác tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra tốc độ lắng đọng vi nhựa từ khí quyển trong khu vực đô thị dao động xuống bề mặt trong khoảng 71 - 917 hạt/m2/ngày. Tại đường phố ở thành phố Đà Nẵng, mật độ vi nhựa trung bình 20 hạt/m2, một số khu vực đã được ghi nhận có mật độ vi nhựa từ 22 - 40 hạt/m2.
Trong môi trường nước, một số dòng sông ghi nhận mật độ vi nhựa rất cao như hạ nguồn sông Đáy, từ 269,9 hạt/m3 nước (nước sông) đến 863 hạt/m3 với thành phần của vi nhựa chủ yếu là PE, PP. Nước ở kênh Phú Lộc chảy qua đô thị Đà Nẵng có mật độ vi nhựa dao động từ 630 - 3.840 hạt/m3, với giá trị trung bình lên đến 1.482 hạt/m3. Trong trầm tích kênh, vi nhựa tập trung rất cao, dao động từ 2.800 - 9.600 hạt/kg, với giá trị trung bình 6.120 hạt/kg. Trong nước sông Sài Gòn - Đồng Nai, vi nhựa tập trung với mật độ lớn, từ 228.120 đến 715.124 sợi/m3, 23 - 300 mảnh và màng nhựa/m3.
Đáng chú ý, vi nhựa trong nước Hồ Tây, Hà Nội cũng lên đến 611 hạt/m3 nước (nước hồ), cao hơn nhiều lần so với nước hồ Trị An (chỉ có 1,5 hạt/m3). Vi nhựa trong trầm tích hồ ở Hà Nội được ghi nhận dao động từ 2.767 đến 2.833 hạt/kg. Nghiên cứu chỉ ra, nguồn gốc của vi nhựa trong các hồ ở Hà Nội xuất phát chủ yếu từ các hoạt động dân sinh xung quanh hồ.
Vi nhựa cũng được phát hiện trong môi trường đất như đất than bùn tại tỉnh Long An có số hạt vi nhựa dao động 0 - 360 hạt/kg. Ô nhiễm vi nhựa cũng được ghi nhận trong nước và trầm tích nhiều vùng biển và một số loài sinh vật ở Việt Nam.
Báo cáo cũng chỉ ra, trung bình một người có thể hấp thụ từ 39.000 - 52.000 hạt vi nhựa/năm từ hít thở, tiêu thụ thức ăn và uống nước. Hầu hết các loại thực phẩm ăn hằng ngày đều có chứa vi nhựa, ví dụ trong mật ong, đường, muối ăn và nước uống lần lượt có khoảng 40 - 660 hạt/kg, 25 - 39 hạt/kg, 7 - 681 hạt/kg và 118 hạt/l. Khi sử dụng nước đóng chai, số hạt vi nhựa nạp vào cơ thể có thể lên đến 9.000 hạt/năm, gấp hơn 2 lần khi sử dụng nước vòi 4.000 hạt/năm.
Ước tính, hằng năm một người có thể hấp thụ từ 39.000 - 52.000 hạt vi nhựa từ đồ ăn, quá trình này phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Hạt vi nhựa sau khi thâm nhập, di chuyển, tích tụ và gây ra những rối loạn tới các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người. Các bệnh liên quan tới hệ thần kinh bao gồm rối loạn sự phát triển của hệ thần kinh, rối loạn tăng động và giảm chú ý ở trẻ, chứng tự kỷ, tâm thần và ảnh hưởng tới nhận thức và sự phát triển trí tuệ. Các bệnh về tim mạch cũng được nghiên cứu chứng minh có liên quan tới vi nhựa. Ngoài ra, các hạt vi nhựa làm ảnh hưởng tới nội tiết tố đi kèm các bệnh về tuyến giáp, nguy hiểm hơn có thể là ung thư tuyến giáp. Hội chứng chuyển hóa cũng bị ảnh hưởng dẫn tới làm tăng hoặc giảm lượng cholesterol toàn phần.
Báo cáo cũng chỉ ra, do có kích thước siêu nhỏ, các hạt vi nhựa có thể xâm nhập sâu vào phổi của con người. Dẫn tới các bệnh liên quan tới hệ hô hấp, điển hình như bệnh hen suyễn hay nặng hơn là ung thư phổi. Sức khỏe sinh sản của nữ giới và nam giới cũng như sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai cũng chịu tác động do ô nhiễm vi nhựa. “Như vậy có thể thấy, vi nhựa có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe con người”, báo cáo nêu.
An Dương (T/h)