iPhone, iPad làm giảm trí lực trẻ nhỏ

author 14:12 15/07/2012

(VietQ.vn) - Nhiều chuyên gia cho rằng, thường xuyên chơi các trò chơi trên iPhone, iPad có thể khiến trẻ mất hứng thú với thế giới bên ngoài và làm giảm trí lực.

Ngày nay trẻ nhỏ có nhiều điều kiện tiếp xúc sớm với các loại máy công nghệ cao như iPhone và iPad, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, thường xuyên chơi các trò chơi trên những loại máy này có thể khiến trẻ mất hứng thú với thế giới bên ngoài và làm giảm trí lực.

Các bậc phụ huynh cũng tỏ ra bối rối khi nghe nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này, một mặt cho rằng trẻ chơi các trò chơi trên iPhone và iPad giúp phát triển trí lực, nâng cao khả năng phản ứng nhanh nhạy; một số lại cho rằng các trò chơi điện tử chỉ khiến trẻ say mê quá mức, không quan tâm đến các hoạt động vui chơi, học tập khác, điều này có hại nhiều hơn lợi cho trẻ.

Bé gái say sưa với trò chơi trên iPad

Trò chơi trên iPhone, iPad mở mang hay giảm trí lực?

Giáo sư, nhà tâm lý học người Đức Werner F.Singer chỉ ra rằng nghiện trò chơi, nghiện mạng sẽ làm giảm thấp trí lực. Thời gian lên mạng càng dài, trí lực sẽ ngày càng thấp, cuối cùng ảnh hưởng đến sự giao lưu bình thường của trẻ.

Đối với trẻ em mới 2, 3 tuổi nhưng đã nghiện iPad, chơi những trò chơi trên đó như cắt hoa quả, bắt chim... Werner F.Singer cho biết, phụ huynh đồng ý cho trẻ em chơi game điện tử quá sớm sẽ làm mất hứng thú đối với thế giới chân thực bên ngoài, đồng thời khuyến nghị không nên cho trẻ dưới 6 tuổi tiếp xúc; mặc dù một số trò chơi trong iPad và iPhone đích thực có thể giúp cho trẻ nâng cao trí não. Ví dụ, trò “cắt hoa quả” có thể luyện tập sự phản ứng cho trẻ, trò “đuổi bắt chim” lại yêu cầu trẻ phải phối hợp sức lực và phương hướng, giúp trẻ rèn luyện, vạch định sách lược và khả năng dự đoán lộ trình.

Tuy nhiên, nội dung bao hàm về trí lực của trẻ không chỉ giới hạn ở những những điều này mà còn bao gồm cả việc nhận thức thế giới khách quan bên ngoài và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Và những khả năng này là ở trong thực tế (thông qua tiếp xúc với tự nhiên, thực tế xã hội và sự tiếp nhận giáo dục) phát triển.

Tổng thời gian của trẻ là có hạn, nếu một đứa trẻ tiêu nhiều thời gian trong trò chơi điện tử, đương nhiên sẽ giảm bớt hoạt động ngoài trời của trẻ với những bạn khác, vì thế nhất định ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện trí lực.

Đắm chìm trong game - tính cách trẻ dễ lập dị

Chuyên gia cho biết, trước 6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho trẻ em thiết lập cảm giác trật tự, cảm giác an toàn, nâng cao khả năng ngôn ngữ và khả năng giao lưu xã hội. Những khả năng này đa phần là chơi, đùa giỡn với bố mẹ, bạn bè... cũng xây dựng nên. Nếu trong giai đoạn này trẻ quá đắm chìm vào “đối thoại với người máy” sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đối với sự trưởng thành của chúng.

Ví dụ, cảm giác an toàn của trẻ được xây dựng chủ yếu từ chơi đùa với bố mẹ, nhưng trong sinh hoạt thường ngày, chúng ta thường nhìn thấy một hiện tượng là bố/mẹ vừa đi làm về, phản ứng đầu tiên của trẻ là lấy iPad từ bố/mẹ để nghịch, còn bố/mẹ thì ngồi cạnh xem ti vi hoặc ôm máy tính, không giao lưu chơi đùa với nhau. Thời gian dài như vậy, sau này lớn lên tính cách của trẻ sẽ trở nên lập dị, không thích giao lưu, xử lý vấn đề sẽ luôn xem mình là trung tâm, là người quan trọng.

Một ví dụ khác, một số phụ huynh cảm thấy trẻ chơi với bạn bè tức là “chơi linh tinh”, thực tế thì không phải như vậy, chơi với bạn bè sẽ giúp trẻ học được nhượng bộ, quan tâm đến cảm nhận của người khác, tôn trọng luật chơi và giữ lời hứa... Những nhân tố này đều là khả năng để trẻ phát triển suốt cả cuộc đời. Trẻ chơi game lại đơn giản rất nhiều, không cần quan tâm đến thời gian và hứng thú của đối phương, muốn chơi thế nào thì chơi, như vậy sau này trẻ lớn lên sẽ tự ti, ích kỷ hơn những đứa trẻ khác; và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến trẻ trong việc quan hệ, giao lưu với người khác.

Hạn chế thời gian chơi game điện tử của trẻ

Không thể phủ nhận, game điện tử đích thực rất có sức hấp dẫn, thu hút, hoàn toàn làm cho trẻ không chơi là không thể được, tuy nhiên phụ huynh có thể hạn chế thời gian chơi của trẻ, ví dụ mỗi ngày chỉ chơi trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Kiểu “hạn chế” này cũng cần phải có kỹ xảo, như có thể phối hợp với biện pháp trừng phạt nhất định. Nếu trẻ chơi vượt quá thời gian cho phép thì sẽ hủy tư cách chơi ngày tiếp theo. Việc hạn chế kết hợp với trừng phạt này cần phụ huynh tuân thủ và thực hiện nghiêm khắc, nhất là lúc đầu, trẻ sẽ cảm thấy chơi không đủ.

Ngoài ra, phụ huynh cần chú ý cài một vài trò chơi dạng huấn luyện phản ứng, tránh các trò chơi đánh đấm, không để trẻ chơi với iPad xong lại xem phim hoạt hình vì sẽ chỉ làm tăng thêm bệnh tật. Nên tìm cách “đuổi trẻ ra khỏi nhà”, để trẻ hoạt động bên ngoài nhiều, điều này càng có lợi hơn cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hà Phương (tổng hợp)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang