Hội thảo khoa học Quốc tế về “Mật mã và An toàn thông tin lần thứ I” - VCRIS 2024
Sự kiện: AN TOÀN THÔNG TIN
Diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng tại Quảng Nam
Sự cần thiết trong tăng cường hợp tác quốc tế để đảm bảo an toàn thông tin mạng
GS. TS. Nguyễn Hiếu Minh – Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã phát biểu tại Lễ khai mạc
Phát biểu khai mạc Hội thảo GS. TS. Nguyễn Hiếu Minh – Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo VCRIS 2024 chia sẻ: “Hội thảo VCRIS 2024 được kỳ vọng là nơi kết nối và hình thành cộng đồng các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, viện nghiên cứu và tập hợp các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu ở trong và ngoài nước về lĩnh vực Mật mã và An toàn thông tin. Đây sẽ là một diễn đàn học thuật, nơi thúc đẩy năng lực sáng tạo, bứt phá trong nghiên cứu khoa học của những nhà khoa học trẻ.”
Diễn ra trong 2 ngày, từ 3 - 4/12/2024, Hội thảo với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu về Mật mã và An toàn thông tin như: Giáo sư Edgar Weippl (Áo) Giáo sư Sylvain Guilley (Pháp); Giáo sư Jean-Yves Marion (Pháp); Giáo sư Kwangjo Kim (Hàn Quốc) và Tiến sĩ Nguyễn Bùi Cương (Việt Nam), cùng các đại diện Lãnh đạo từ các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực an toàn thông tin: Ban Cơ yếu Chính Phủ, Cục An toàn thông tin... Lãnh đạo của các Trường Đại học, học viện đào tạo hàng đầu về Mật mã và An toàn thông tin: Trường CNTT&TT - Đại học Bách khoa Hà nội, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự..
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Tại Hội thảo năm nay, Ban tổ chức đã nhận được hơn 50 bài báo khoa học chất lượng từ các nhà nghiên cứu và học giả uy tín đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Việt Nam, Nga, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, Lào, UAE... sau quá trình phản biện chặt chẽ và khách quan do Ban Chương trình thực hiện, hơn 30 báo cáo xuất sắc nhất đã được lựa chọn để trình bày tại hai phiên chuyên đề của Hội thảo.
Hội thảo quốc tế về Mật mã và An toàn thông tin tập trung vào các vấn đề nổi bật như: triển khai mật mã hậu lượng tử trên hệ thống nhúng, lỗ hổng an ninh trong mạng Tor, VoWiFi và di động, giải pháp mật mã an toàn lượng tử, phòng thủ chống lại malware, và thuật toán mã khối MKV của Việt Nam.
Tại hội thảo, 4 giáo sư đầu ngành đến từ các trường đại học quốc gia Áo, Hàn Quốc, Pháp đã chia sẻ các chủ đề về an ninh mạng, chữ ký số SOLMAE, cải thiện độ tin cậy cho các ứng dụng mật mã, xây dựng hệ thống phòng thủ chống cuộc tấn công mạng.
Tiến sĩ Nguyễn Bùi Cương, thành viên chính của nhóm nghiên cứu chuẩn mật mã MKV - mã khối đầu tiên được phát triển để bảo vệ thông tin cho lĩnh vực dân sự, góp phần đưa Việt Nam vào danh sách hiếm hoi các quốc gia trên thế giới tự hào sở hữu chuẩn mật mã dân sự riêng, cũng đã chia sẻ tại Hội thảo.
Gia Bách