Khai quật thanh bảo kiếm còn nguyên vẹn trong mộ cổ thời Chiến Quốc

author 17:49 18/09/2015

(VietQ.vn) - Một ngôi mộ cổ được cho là có từ thời Chiến Quốc đã vô tình được phát hiện tại một công trường xây dựng quận Khai Phúc, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc.

Theo báo Vietnamplus, ông Hà Húc Hồng, Viện trưởng Viện khảo cổ thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam nhận định: “Ngôi mộ cổ này có từ cuối thời Chiến quốc đến đầu đời Tây Hán.”

Khi đang thi công tại công trường, các công nhân đã phát hiện rất nhiều dụng cụ giống với hiện vật trong bảo tàng dưới lớp đất nên đã lập tức thông báo cho lực lượng chức năng.

Thanh kiếm còn nguyện vẹn được tìm thấy trong ngôi mộ cổ được cho là từ thời Chiến Quốc

Thanh kiếm còn nguyện vẹn được tìm thấy trong ngôi mộ cổ từ thời Chiến Quốc. Ảnh xxcb

Máy xúc đào một hố vuông sâu 3, 4m nhưng dưới đáy hố chỉ còn lại một tấm quan tài được đắp bằng tầng đất màu trắng xám cao hơn 1m. Bên cạnh các hố vuông là gò đất, chứa rải rác rất nhiều mảnh quan tài dày hơn 10cm, và vẫn nhìn thấy rõ ràng những sơn mài màu đỏ ở trên.

Hiện vật được phát hiện có thể chia làm hai loại: bằng đồng và bằng sơn mài, trong đó có một thanh kiếm vẫn còn nguyên vẹn. Ông Hà cho hay, những hiện vật được phát hiện lần này đều rất đẹp và nguyên vẹn nhưng điều lạ lùng là không tìm thấy bộ xương chủ nhân ngôi mộ.

Công trường nơi phát hiện mộ cổ

Công trường nơi phát hiện mộ cổ. Ảnh xxcb

Theo phán đoán, chủ nhân ngôi mộ là một vị quý tộc thời Chiến quốc đến Tây Hán. Bởi kiếm và mác được tìm thấy nên người ta cho rằng chủ nhân ngôi mộ rất có thể là một người đàn ông.

Trước đó, các nhà khảo cổ đã từng phát hiện một thanh bảo kiếm 2.000 tuổi trong một di chỉ gồm 21 phần mộ cổ ở trung tâm tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ngoài thanh bảo kiếm, đội khảo cổ còn khai quật được rất nhiều đồ tùy táng vô giá dưới địa cung này, báo Tiền Phong cho hay.

Thanh cổ kiếm 2.000 năm tuổi trong mộ cổ được phát hiện trước đó

Thanh bảo kiếm 2.000 năm tuổi trong mộ cổ được phát hiện trước đó. Ảnh China Daily

Đoản kiếm này được đúc bằng đồng và gần như còn nguyên vẹn do được giấu kín trong địa cung. Thậm chí, theo các nhà khảo cổ, đoàn kiếm này vẫn còn rất sắc nhọn. Họ cũng cho rằng, đoàn kiếm này là vật bất ly thân của chủ nhân lăng mộ. Nó được chôn cùng khi người này qua đời.

Theo các nhà khảo cổ, địa cung kể trên có thể được xây dựng từ giữa thời Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên) đến thời Đông Hán (25-220 sau Công nguyên).

Đinh Ly (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang