Khi ô tô xuất hiện dấu hiệu này, tài xế hãy kiểm tra phanh ngay lập tức

author 15:21 28/03/2018

(VietQ.vn) - Phanh ô tô là bộ phận cực kỳ quan trọng, đảm bảo sự an toàn cho người và xe nên bất kỳ dấu hiệu nào của phanh cũng phải được tài xế chú ý để nhanh chóng khắc phục.

Phanh ô tô gặp sự cố là việc thường gặp ở ô tô khi đã sử dụng được vài năm, tuy nhiên sự cố này đặc biệt gây nguy hiểm cho người sử dụng, vì xe ô tô thường được chạy với tốc độ không hề nhỏ vậy nên sẽ có thể dẫn đến gây những thiệt lại nặng khi xảy ra va chạm.

Khi ô tô xuất hiện dấu hiệu này, tài xế hãy kiểm tra phanh ngay lập tức kẻo nguy

Bất cứ sự cố nào liên quan đến phanh ô tô đều có thể dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng. Ảnh minh họa 

Các dấu hiệu hư hỏng cần sửa chữa phanh ô tô

Phanh không ăn: Đây là một hiện tượng khi người lái đạp/bóp phanh rất mạnh nhưng xe giảm tốc độ rất chậm hoặc là không hề giảm. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là má phanh xe đã quá mòn nhưng không được điều chỉnh tăng hoặc đã tăng hết giới hạn. Ngoài ra, khi má phanh bị trơ lì, dầu mỡ bám trên bề mặt phanh cũng khiến phanh gặp hiện tượng này.

Phanh bị kêu: Hầu như những tiếng kêu xuất phát từ phanh tang trống đều cần phải được kiểm tra và khắc phục ngay. Một số nguyên nhân khiến phanh kêu như: má phanh bị trơ lì gây trượt khi phanh, cát hoặc nước vào má phanh, trục quả đào bị mòn, bề mặt làm việc của tang phanh (nòng may-ơ) bị xước.

Nặng phanh: Hiện tượng này thường gặp chủ yếu ở phanh tang trống bánh trước do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu.

Bó phanh: Đây là một hiện tượng sau khi nhả phanh nhưng má phanh không tách ra khỏi bề mặt tang phanh. Nguyên nhân có thể do trục quả đào bị mòn không đều hoặc khô dầu, lò xo hồi vị phanh yếu, bề mặt làm việc của tang trống bị mòn thành những rãnh sâu hoặc má phanh quá mòn, khi bạn đạp phanh quả đào quay 90 độ nên không có khả năng tự hồi về. Ngoài ra, sau khi xe mới rửa xong, đi mưa về để mà để qua đêm dễ dẫn đến hiện tượng mút phanh khi đạp, gây bó cứng.

Các dạng hỏng phổ biến

Má phanh mòn đây là hiện tượng tự nhiên trong quá trình sử dụng nhưng khi quá trình này diễn ra nhanh, mòn không đều thì đây có thể là do má phanh kém chất lượng hoặc bề mặt tang phanh bị trầy xước.

Má phanh bị trơ lì là do thói quen của người sử dụng rà phanh nhiều dẫn tới quá nhiệt, bề mặt tấm ma sát (phíp) trở nên chai cứng và giảm khả năng bám. Hiện tượng này cũng hay gặp với các má phanh có thời gian sử dụng quá lâu bị tác động của thói quen và môi trường sử dụng nhưng chưa mòn tới giới hạn phải thay mới.

Má phanh mòn thành rãnh thường hay gặp khi người sử dụng thay phải má phanh kém chất lượng. Với những loại má phanh này thường không có sự đồng đều về độ cứng giữa các vị trí trên phíp, chỗ thì quá cứng, chỗ thì lại quá mềm – kết quả của việc dùng sai vật liệu và công nghệ chế tạo. Hậu quả khi thay phải má phanh kém chất lượng là bề mặt làm việc của tang phanh bị mòn thành rãnh, nếu rãnh quá sâu thì phải ép mới chứ không thể láng lại để khắc phục.

Phíp bong, vỡ. Đây cũng là dạng hỏng không hay gặp nhưng lại rất nguy hiểm nếu đang lái trên đường phố đông đúc hoặc đường cao tốc. Khi phíp bị bong, vỡ dễ dẫn đến bó phanh khiến kẹt cứng bánh xe đột ngột và khi đó người sử dụng hầu như không kịp xử trí, có thể dẫn tới ngã xe.

Hy hữu: Người đàn ông bị thủng ruột vì làm việc này trong lúc uống rượu(VietQ.vn) - Vì ngậm tăm trong lúc uống rượu, người đàn ông đã bị cây tăm chui vào bụng đâm thủng ruột.

Theo các tài xế có kinh nghiệm và các kỹ sư về ô tô cho hay, trong trường hợp xe bi mất phanh thì cần thật bình tĩnh, lập tức quan sát 4 phía, ước đoán độ rộng của đường và lượng xe đang lưu thông phía trước. Tiếp đến, hãy cố gắng tìm đường cứu sinh được thiết kế giành cho xe mất phanh. Nếu đã đưa được xe vào đường cứu sinh thì mọi việc gần như đã được giải quyết hoàn toàn. Tuy vậy, trong trường hợp không tìm được đường cứu sinh thì bạn cần hành động theo trình tự sau: liên tục giậm mạnh chân để ép không khí ra khỏi hệ thống dầu. Khi thấy phanh dậm sát sàn, hệ thống ABS sẽ kích hoạt. Trong nhiều trường hợp, hệ thống phanh sẽ hoạt động trở lại và hỗ trợ tài xế.

Nếu làm như vậy mà vẫn không có tác dụng gì thì bạn hãy sử dụng phương án khác ứng với từng loại xe như sau:

Với xe số sàn: Do không thể về lại số nhỏ khi đang di chuyển với vận tốc quá cao nên hãy kéo phanh tay với một lực vừa phải tránh khóa bánh sau và thực hiện thao tác đạp côn ra số N. Lúc này, vận tốc xe sẽ bất ngờ vọt lên nên bạn phải thao tác thật nhanh. Bạn hãy đạp mạnh ga để động cơ đồng tốc với tốc độ, dậm côn nhanh và dồn số 2. Bạn tiếp tục thao tác như vậy để dồn về số 1. Lúc này, do tốc độ ở số 1 khá chậm nên bạn có thể cho xe vào sát lề và kéo mạnh phanh tay để xe dừng lại.

Với xe số tự động: Một số xe có mặc định khi tốc độ quá cao thì hộp số sẽ tự nhảy số. Do đó, sẽ gặp khó khăn nếu muốn trả về số nhỏ. Trong trường hợp này, hãy kéo phanh tay, kết hợp đánh tay lái qua lại (zigzac) để kích hoạt hệ thống cân bằng điện tử EBD và giảm tốc độ xe. Lúc này có thể mới về được số, tiếp tục thao tác như vậy để trả về số nhỏ hơn. Cần lưu ý rằng đừng cố trả về số R hoặc P vì hộp số được thiết kế để bạn không về được những số này khi xe di chuyển tốc độ cao. Tuyệt đối không được tắt động cơ vì như vậy các hệ thống như trợ lực lái, trợ lực phanh, ABS, EBD … sẽ bị vô hiệu hóa, tài xế sẽ không còn làm chủ được xe.

Minh Châu (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang