Lộ diện 10 thương hiệu ô tô chất lượng và 'tồi tệ' nhất 2020

author 15:43 26/06/2020

(VietQ.vn) - Theo nghiên cứu chất lượng của J.D. Power 2020, ô tô Hyundai và hai thương hiệu con là Kia và Genesis có trong Top 10, còn lại là năm hãng Mỹ, một Nhật và một Đức.

Việc đánh giá trên dựa theo tỷ lệ trục trặc, hư hỏng của những sản phẩm bán tại Mỹ. Theo nghiên cứu chất lượng của J.D. Power 2020, chỉ 3 thương hiệu hạng sang xếp hạng trên mức trung bình, là Genesis của Hyundai, Lexus của Toyota và Cadillac của General Motors (GM). Cả 3 thương hiệu thuộc tập đoàn Hyundai, gồm Hyundai, Kia và Genesis đều có mặt trong Top 10.

Đặc biệt, trong bảng xếp hạng năm 2019, Genesis, Kia và Hyundai lần lượt chiếm 3 vị trí cao nhất, y nguyên thứ hạng từ 2018. Phần còn lại - gồm cả Tesla, hãng có số điểm thấp nhất - đều nằm dưới mức trung bình. Có nghĩa, không phải cứ sang trọng là có chất lượng cao.

Nguyên nhân do các thương hiệu hạng sang thường trang bị cho các mẫu xe ngày càng nhiều công nghệ phức tạp, những thứ có thể gây rắc rối nhiều hơn so với một mẫu xe bình dân.

 Nhiều dòng xe ô tô chất lượng đã được nâng cấp đáng kể trong vài năm qua. Ảnh: VnExpress

Chất lượng của các thương hiệu ô tô lớn đã được nâng cấp đáng kể trong vài năm qua. Trong khảo sát 2020, 4 thương hiệu như thế đều xếp ở vị trí cao: Dodge (của Fiat Chrysler FCA), Kia (của Hyundai), Chevrolet (của GM) và Ram (cũng của FCA).

J.D. Power đồng thời đưa ra bảng xếp hạng các mẫu xe chất lượng cao nhất của mỗi phân khúc. Có tất cả 26 phân khúc, với mẫu xe xếp hạng cao nhất năm nay là Chevrolet Sonic, một chiếc ôtô cỡ nhỏ.

Vị trí cao trong bảng xếp hạng về chất lượng cũng không có nghĩa là sự phổ biến của thương hiệu hay sản phẩm cao hơn các đối thủ. Nhiều người Mỹ mua xe vì những lý do khác nhau, gồm phong cách, mức tiêu hao nhiên liệu, công suất, tính đa dụng và uy tín.

Ví dụ, chất lượng cao của Chevrolet Sonic không đồng nghĩa với việc xe bán chạy. Doanh số của sản phẩm này giảm 32%, ở mức 13.971 xe trong 2019, vì người Mỹ tiếp tục giảm sự quan tâm đối với dòng xe cỡ nhỏ.

Tương tự, doanh số của Tesla tăng mạnh trong 2019, nhưng thương hiệu lại có chất lượng thấp nhất và ở vị trí "đội sổ", với 250 lỗi với mỗi 100 xe. J.D. Power nói rằng, hệ thống điện trên xe Tesla hoạt động tốt, nhưng hãng lại gặp những rắc rối khác, như chất lượng sơn, tiếng ồn, việc lắp ráp hoàn thiện thân xe không tốt, cùng những lỗi khác.

J.D. Power cũng cho biết, không chính thức gộp Tesla vào bảng xếp hạng do hãng không cho phép thực hiện khảo sát đối với các chủ xe ở 15 bang của Mỹ, nhưng điểm số được ghi nhận dựa trên khảo sát tại 35 bang khác. Vì thế, thương hiệu chính thức đứng bét bảng là Land Rover.

Đợt khảo sát hàng năm lần thứ 34 của J.D. Power được thực hiện trong tháng 2-5, gồm các mẫu xe đời 2020 và xem xét tình trạng trong vòng 90 ngày sở hữu đầu tiên sau khi bán ra. Khảo sát gồm 223 câu hỏi và 87.272 xe.

Cháy xe ô tô nếu để nước rửa tay khô bên trong, tài xế cần biết để tránh(VietQ.vn) - Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới nên nhiều tài xế vẫn ‘găm’ nước rửa tay khô trên ô tô. Tuy nhiên cần thận trọng vì có thể gây cháy nổ.

Nếu báo cáo hàng tháng chỉ ra và vinh danh các mẫu xe ăn khách nhất Việt Nam thì song song với đó, luôn có những mẫu xe luôn ở thế “đội sổ”.

Có xuất xứ là xe Nhật thậm chí là hàng nhập khẩu nhưng bảng xếp hạng 10 xe ế nhất của tháng 5/ lại khá buồn khi có đến 90% đến là xe Nhật góp mặt. Chưa dừng lại ở đó, việc có quá ít đơn hàng khiến nhiều dòng xe phải từ bỏ cuộc chơi và âm thầm rút lui.

Trong đó phải kể tới dòng xe ô tô Suzuki Celerio. Không chỉ đứng bét bảng trong bảng tổng sắp, Suzuki Celerio 2020 còn là chiếc xe có doanh số thấp nhất của đại gia đình Suzuki. Trong tháng 5/2020, chỉ có 5 xe xuất xưởng đủ sức phản ánh doanh số bán khá bèo bọt, cộng dồn 5 tháng đầu năm 2020 bán ra là 188 chiếc.

Chính vì lẽ đó, Suzuki Việt Nam đã ra thông báo hết hàng đối với mẫu xe con cóc này và số lượng tại đại lý chỉ giới hạn. Có giá bán 329-359 triệu đồng cho 2 phiên bản nhưng chịu sự cạnh tranh quá gắt gao đến từ các mẫu xe Hàn, trong tương lai hãng sẽ tạm ngừng nhập khẩu dòng xe này làm dấy lên nghi vấn bị khai tử vì xe quá ế ẩm

Tiếp đến là ô tô Honda Jazz. Nếu đàn anh Honda CR-V làm mưa làm gió trên khắp các bảng tổng sắp thì chiếc Honda Jazz lại ở thế ngược lại khi chỉ có vỏn vẹn 5 xe bán ra.

Cộng dồn doanh số 5 tháng đầu năm 2020 xe chỉ bán được 78 chiếc dù có xuất xứ là xe nhập khẩu Thái và nội thất có ghế Magic Seat độc đáo nhất phân khúc.

Với tình hình ế ẩm suốt nhiều tháng liền, Honda Việt Nam đã âm thầm rút Jazz khỏi danh mục sản phẩm khiến nhiều người nghi ngờ rằng xe sẽ sớm bị khai tử. Nhiều nguồn tin bên lề cho rằng Honda City Hatchback đang rục rịch chạy thử tại Thái Lan và có khả năng sẽ là phương án thay thế cho Jazz trong thời gian tới.

Toyota Alphard cũng không nằm ngoài danh sách những dòng xe ế ẩm nhất tháng 5. Toyota Alphard là chiếc chuyên cơ mặt đất chuyên phục vụ giới đại gia tầm cỡ ở Việt Nam và là chiếc xe không dành cho số đông. Định vị khách hàng ở phân khúc xe cao cấp, giá bán cao và kén khách nên không quá khó hiểu vì sao cả tháng Toyota Alphard chỉ bán được 6 xe.

Trái với kỳ vọng mà  Ford Tourneo đặt ra từ trước cho Tourneo là có doanh số cao khi chen chân vào phân khúc MPV cỡ lớn, mẫu xe này lại thường xuyên có mặt trong top 10 xe bán ế nhất.

Trong tháng 5/2020, chỉ có 9 xe rời đại lý và doanh số này cũng không khá hơn là bao khi so sánh với những tháng trước đó. Dù mới tung ra thế hệ mới tại thị trường Việt vào tháng 9/2019 và có ngoại hình đậm chất châu Âu nhưng xe vẫn không thể bì kịp đối thủ Hàn Quốc có ngoại hình cuốn mắt hơn.

Ngoài những dòng xe kể trên thì còn một số dòng ô tô cũng xếp vào danh sách bán chậm nhất đó là Honda Accord, Mitsubishi Mirage; Isuzu D-Max; Isuzu Mu-X; Suzuki Swift...

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang