Lượng lớn áo len, đèn xông tinh dầu không rõ nguồn gốc bị 'chặn đứng'

author 11:44 12/04/2021

(VietQ.vn) - Theo lực lượng chức năng một số tỉnh, thời gian qua tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc gia tăng, nhiều thủ đoạn tinh vi gây khó trong công tác ngăn chặn.

Thái Nguyên phát hiện kho chứa 15.000 áo len không chứng minh nguồn gốc

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thái Nguyên, sau khi nhận được nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, Đội QLTT số 1 đã phối hợp với công an xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương đã ra Quyết định khám kho chứa hàng hóa do bà Trương Thị Hạnh có địa chỉ tại xóm làng Phan, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Theo ghi nhận ban đầu được biết bà Trương Thị Hạnh có địa chỉ facebook để bán hàng qua mạng là: “Hạnh Trương - Đầu nguồn cấp sỉ quần áo Quảng Châu”.

 Lượng lớn áo len không rõ nguồn gốc bị phát hiện. Ảnh: Cục QLTT Thái Nguyên

Tại thời điểm khám kho chứa hàng, lực lượng chức năng phát hiện tại kho hàng có chứa tổng cộng 15.000 chiếc áo len nữ cộc tay, do nước ngoài sản xuất, mang nhãn hiệu BAIYI.

Làm việc với cơ quan chức năng, bà Trương Thị Hạnh là chủ của số hàng hóa trên không xuất trình được bất kỳ hóa đơn chứng từ nào chứng minh nguồn gốc của số hàng hóa trên.

Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trên để phối hợp với các lực lượng chức năng xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Lý do cần tránh tuyệt đối mua phụ kiện điện thoại bán rong lề đường (VietQ.vn) - Phụ kiện điện thoại giá rẻ chỉ vài chục ngàn đồng có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu, kể cả bên lề đường. Tuy nhiên theo các chuyên gia về điện máy, người dùng cần tránh mua sản phẩm này vì dễ gây chập cháy nguy hiểm.

Lạng Sơn tạm giữ hơn 10.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa để xác minh nguồn gốc.

Theo Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, Tổ công tác địa bàn huyện Chi Lăng thuộc Đội QLTT số 4 chủ trì, phối hợp với Tổ tuần tra giao thông thuộc Trạm Cảnh sát Giao thông Tùng Diễn Công an tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm tra xe ô tô loại 16 chố nhãn hiệu FORD biển kiểm soát 29B 412.47 do ông Hoàng Minh Tuấn sinh năm 1991 có địa chỉ xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn điều khiển vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.

Tiến hành kiểm tra, Đoàn công tác phát hiện trên phương tiện đang vận chuyển các loại hàng hóa thuộc nhóm hàng gia dụng do Trung Quốc sản xuất bao gồm: Tăng đơ cắt tóc; Bút bi kim; Chậu gội đầu bằng nhựa; Đèn xông tinh dầu; Ví nữ giả da cầm tay; Hộp đựng đồ bằng vải; Kệ nhựa đựng đồ rửa bát; Túi ngủ văn phòng; Massa cầm tay; Móc kẹp treo quần áo…. Tổng số hàng hóa trên lên đến trên 10.000 đơn vị sản phẩm.

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe là ông Hoàng Minh Tuấn xuất trình cho đoàn công tác gồm 02 tờ hóa đơn bán hàng lập ngày 08/4/2021. Người xuất hóa đơn là bà Chương Thị Hương, địa chỉ số 188A, đường Trục Chính, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn xuất bán cho người mua hàng là ông Nguyễn Đình Đức có địa chỉ Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội. Trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn bán hàng là 15.550.000, đồng.

Xét thấy số hàng hóa trên chưa rõ về nguồn gốc, Đội Quản lý thị trường số 4 đã tiến hành lập biên bản và ra Quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa, phương tiện trên để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 85/2013/NĐ-CP về xử phạt Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang