Nghi vấn Mặt Trăng không phải là một vật thể tự nhiên thông thường?

author 06:43 20/10/2018

(VietQ.vn) - Mặt trăng có quỹ đạo thế nào, tại sao con người không thể nhìn thấy phía sau của Mặt Trăng…là những bí ẩn khiến các nhà khoa học cũng khó có câu trả lời.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Nghi vấn bất thường về thể tích của Mặt Trăng quá lớn

Các nhà khoa học phát hiện, vệ tinh Mặt Trăng so với vệ tinh của các hành tinh khác là lớn hơn rất nhiều, và đây là điều bất thường, vì thể tích của nó so với hành tinh mẹ là quá lớn.

Số liệu đo đạc cho thấy, đường kính Trái Đất là 12,756 km, còn đường kính Mặt Trăng là 3,467 km, bằng khoảng 27% đường kính Trái Đất. Còn đường kính của vệ tinh của các hành tinh khác đều chưa từng vượt quá 5% so với hành tinh mẹ, nhưng Mặt Trăng lại bằng 27%, điều này cho thấy Mặt Trăng không phải một thiên thể tự nhiên thông thường.

 Những bí ẩn về Mặt Trăng khiến giới khoa học cũng khó giải thích

 Những bí ẩn về Mặt Trăng khiến giới khoa học cũng khó giải thích

Mặt Trăng chỉ hướng một mặt về Trái Đất

Mặt Trăng sẽ luôn hướng một mặt duy nhất về Trái Đất khi đang quay. Đây là điều rất khó hiểu từ góc độ thiên văn học, vì quỹ đạo quay đồng bộ này cần có sự tính toán vô cùng chuẩn xác. Không ai biết Mặt Trăng quay quanh Trái Đất đã bao lâu, nhưng chỉ cần một chút sai lệch thì hiện tượng hướng một mặt duy nhất về phía Trái Đất sẽ không thể xảy ra.

Điều ngạc nhiên là vào mấy ngàn năm trước, người Maya không thể nhìn thấy mặt sau của Mặt Trăng, sao có thể khắc họa lại mặt sau của Mặt Trăng trên cửa đền Mặt Trăng của họ. Lẽ nào người Maya từng bay vào vũ trụ và trông thấy mặt sau của Mặt Trăng?

Quỹ đạo Mặt Trăng hình tròn

Quỹ đạo của các vệ tinh tự nhiên thông thường đều có hình elip, nhưng quỹ đạo Mặt Trăng lại là hình tròn (bán kính quỹ đạo là 380 nghìn km), chúng ta đều biết chỉ có quỹ đạo vệ tinh nhân tạo của Trái Đất là hình tròn, vậy phải chăng Mặt Trăng chính là một vệ tinh nhân tạo khổng lồ?

Siêu núi lửa Yellowstone có thể sống dậy, NASA 'vắt óc' đối phó(VietQ.vn) - Trước nguy cơ núi lửa Yellowstone từng gây thảm họa đại tuyệt chủng thời cổ đại có thể thức giấc các nhà khoa học gấp rút tìm cách đối phó.

Bên trong Mặt Trăng có lớp vỏ rất cứng

Các nhà khoa học cho rằng, các hố trên Mặt Trăng hình thành sau khi va chạm với thiên thạch và sao chổi. Nhưng hố thiên thạch trên Mặt Trăng rất kỳ lạ, chúng “rất nông”, hố sâu nhất như Gagrin Crater cũng chỉ sâu khoảng 4 dặm, nhưng đường kính của nó lại lên đến 186 dặm. Các nhà khoa học ước tính rằng với đường kính 186 dặm, độ sâu của nó nên phải là 700 dặm, nhưng trên thực tế độ sâu của hố GagrinCrater chỉ vỏn vẹn bằng 12% đường kính của nó.

Các nhà khoa học không thể lý giải được hiện tượng này. Các nhà khoa học chỉ có thể giả định rằng, có tồn tại một kết cấu vật chất rất cứng 4 dặm sâu bên dưới bề mặt Mặt Trăng mà thiên thạch không thể xuyên qua, vì thế cái hố va chạm mới nông như vậy. Liệu kết cấu vật chất cứng này có phải là một lớp vỏ kim loại không?

Mặt Trăng có mùi khói thuốc súng

Theo thông tin vào năm 2006 trên trang web của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), các phi hành gia đã quan sát thấy bụi trên Mặt Trăng có nhiều vật chất dính với thành phần cấu tạo rất phức tạp, hơn nữa có mùi khá kỳ lạ.

Mỗi phi hành gia Apollo đều từng ngửi thấy mùi này, và mỗi lần đi bộ trên Mặt Trăng họ đều mang bụi Mặt Trăng về. Đó là một loại vật chất hơi dinh dính, có thể bám vào những đôi giày, găng tay và các bề mặt tiếp xúc khác.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang