Một số điều cần lưu ý khi người tiểu đường uống sữa hạt
Người dùng cần lưu ý về thời hạn sử dụng thực phẩm đóng hộp
Uống thuốc ngủ từ thảo dược vẫn có tác dụng phụ cần lưu ý
Khách thuê 'săn tìm' mặt bằng kinh doanh tại Ocean City đón mùa lễ hội cuối năm
Người tiểu đường cần lưu ý gì khi uống sữa hạt
Sữa hạt là một loại thức uống được chế biến từ các loại hạt như: hạt ngũ cốc (ngô, vừng, yến mạch…); Các loại đậu (đậu tương, đậu xanh…) hoặc các loại hạt dinh dưỡng giàu chất béo (hạt óc chó, hạnh nhân…).
Sữa hạt có thể cung cấp các dưỡng chất như: vitamin, chất xơ, các khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như: magie, sắt, kali, canxi… Trung bình 100ml sữa hạt chứa 15g chất đạm, 30g chất béo cùng nhiều khoáng chất khác. Do đó sữa hạt có thể đáp ứng khoảng 30-40% nhu cầu mỗi ngày của cơ thể.
Sữa hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim như: Vitamin E, axit béo omega-3, chất xơ và chất béo không bão hòa. Những chất này giúp giảm lượng cholesterol, tiêu viêm, cải thiện sức khỏe mạch máu; đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Trong sữa hạt có chứa gutein và zeaxanthin là những hợp chất chống ôxy hóa mạnh. Những chất này giúp thị lực khỏe mạnh hơn, và giúp bảo vệ đôi mắt khỏi bị tổn thương. Ngoài ra sữa hạt không chứa lactose, do đó những người mắc chứng rối loạn dung nạp lactose hoàn toàn có thể sử dụng sữa hạt. Các loại hạt tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp nên khi uống sẽ giảm khả năng lượng đường huyết bị tăng đột ngột.
Cần lưu ý khi mua và sử dụng sữa hạt để đảm bảo tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Theo nhiều nghiên cứu, sữa hạt là một thực phẩm dinh dưỡng phù hợp và tốt cho người bị tiểu đường. Do đó người bị tiểu đường hoàn toàn có thể uống sữa hạt được vì sữa hạt có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp điều hòa đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Sữa hạt chứa nhiều magie, vitamin E và arginine, có tác dụng kích thích sản sinh insulin, hormone chuyển hóa đường. Sữa hạt có lượng calo thấp, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả và ngăn ngừa béo phì, một yếu tố nguy cơ của tiểu đường.
Sữa hạt giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng như xơ vữa động mạch. Sữa hạt không chứa đường lactose, phù hợp với người bị tiểu đường loại 1 hoặc dị ứng với lactose. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng không phải tất cả các loại sữa hạt đều an toàn cho người bị tiểu đường. Một số loại sữa hạt có thể chứa đường hoặc các chất phụ gia khác làm tăng lượng carb và calo trong sản phẩm. Do đó, khi mua sữa hạt nên chọn những loại không đường hoặc ít đường, và kiểm tra nhãn thành phần kỹ lưỡng.
Cần chọn những loại sữa hạt không đường hoặc ít đường. Hãy kiểm tra nhãn và bảng thành phần kỹ lưỡng trước khi mua. Bởi vì một số loại sữa hạt có thể chứa đường hoặc các chất phụ gia khác, làm tăng lượng carb và calo trong sản phẩm. Hạn chế uống quá nhiều sữa hạt (không quá 500ml/ngày) để tránh thừa lượng calo và gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Uống sữa hạt cùng với các loại thực phẩm giàu protein và chất xơ. Như hạt, trứng, rau xanh,… để tăng cường dinh dưỡng và giảm tốc độ hấp thu đường trong máu. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc thêm sữa hạt vào thực đơn của mình.
Nên uống bao nhiêu ml sữa hạt mỗi ngày?
Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 200 - 250ml và không nên uống quá 500ml sữa hạt mỗi ngày để tránh mất cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra nên lựa chọn loại sữa hạt phù hợp với tình trạng sức khỏe của cơ thể để tận dụng hiệu quả tốt nhất từ sữa hạt. Cụ thể, đối với người mắc bệnh tim mạch, các loại sữa hạt chiết xuất từ hạt vừng, hạt điều, hạnh nhân, hạt đậu phộng, óc chó,... là sự lựa chọn lý tưởng.
Đối với người bị tiểu đường, sữa hạt từ óc chó và đậu nành sẽ kích thích cơ thể sản xuất Insulin có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Đối với người bệnh cao huyết áp, nên sử dụng sữa gạo lứt, sữa hạt điều, sữa đậu nành, sữa hạt óc chó,...Người bị ung thư nên dùng sữa hạt điều, sữa gạo lứt, đậu đen, óc chó, hạnh nhân, v.v.
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng sữa hạt thay thế sữa công thức cho con. Nên kết hợp việc sử dụng sữa hạt và sữa động vật thay vì sử dụng hoàn toàn một loại để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
Bên cạnh việc quan tâm đến liều lượng cũng nên chú ý đến thời điểm uống sữa hạt. Thời điểm tốt nhất để uống sữa hạt là trong bữa sáng hoặc bữa trưa, nhằm kích thích hệ tiêu hóa. Bạn cũng có thể uống sữa hạt sau khi đã ăn xong 2 bữa này như một món tráng miệng, hạn chế uống sữa hạt vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vì sữa hạt giàu dinh dưỡng.
Ngọc Nga (T/h)