Mua sắm online: Bùng nổ xu hướng
10 sai lầm người tiêu dùng cần phải tránh để không lãng phí tiền khi mua sắm online mùa dịch
Mua sắm online: Làm sao để vừa phát triển vừa chống gian lận thương mại?
Nhu cầu mua sắm online ngày 8-3 tăng mạnh do Covid, người tiêu dùng cần lưu ý những gì?
Dịch bệnh xảy ra làm thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân và là một cái cớ vô cùng hợp lý để môi trường mua sắm online bùng nổ. Phần thắng sẽ thuộc về doanh nghiệp biết thay đổi nhanh chóng và nắm bắt cơ hội nhanh nhất.
Các kênh mua sắm trực tuyến
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại và vai trò không thể thiếu của mạng internet dẫn đến sự thay đổi rất lớn trong xu hướng hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Người tiêu dùng đã chuyển dần từ hình thức mua sắm truyền thống bình thường là “đến tận nơi - xem tận chỗ” sang hình thức mua sắm thông qua các kênh thương mại điện tử (mua sắm trực tuyến hay mua sắm online). Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tỉ trọng doanh thu từ thương mại điện tử không ngừng tăng lên hằng năm.
Bạn không cần di chuyển nhiều nhưng vẫn có thể mua sắm thỏa thích trên các sàn thương mại điện tử
Theo báo cáo về chỉ số thương mại điện tử Việt Nam - được thực hiện bởi Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam - VECOM cho hay, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử được đánh giá tiếp tục ở mức cao. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục, nhất là đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến.
Hiện trên thị trường Việt Nam đã hình thành nhiều đơn vị cung cấp hàng trực tuyến có thương hiệu và uy tín như Lazada, Thegioididong, Sendo, Shopee, Tiki…
Với hệ thống sản phẩm đa dạng trải rộng trên mọi ngành hàng cùng sự góp mặt của các nhà bán và thương hiệu uy tín, rất dễ hiểu khi các sàn thương mại điện tử đã, đang và sẽ trở thành điểm dừng chân của ngày càng nhiều người mua sắm. Đặc biệt trong bối cảnh giãn cách, lợi thế của kênh mua sắm này càng được nhấn mạnh khi có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng mọi lúc, mọi nơi.
Trong số này, đặc biệt nhất phải kể đến các chương trình ưu đãi, giải trí quà tặng giá trị liên tục được tung ra giúp người dùng mua sắm thêm hứng khởi và tiết kiệm. Việc hợp tác chặt chẽ với các nhà bán, thương hiệu giúp sàn thương mại điện tử có điều kiện để tung ra các chương trình giảm giá hấp dẫn nhất cùng nhiều quà tặng đi kèm và các chương trình giải trí tích hợp thu hút người mua ở lại lâu hơn, mua sắm nhiều hơn.
Ngoài ra, lý do khác khiến nhiều người thích mua hàng qua các trang mạng xã hội hơn các trang web thương hiệu là rào cản về ngôn ngữ và công nghệ. Ưu điểm của shop kinh doanh trên mạng xã hội là chăm sóc khách hàng. Qua trò chuyện, bạn có thể trao đổi với người bán để giải thích thắc mắc về sản phẩm một cách nhanh chóng. Nó rất hữu ích so với thông tin cơ bản của các trang web thương hiệu.
Theo thống kê, nhiều thương hiệu bán hàng online lớn đang phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các cá nhân bán hàng trên mạng. Thú vui bán hàng qua mạng đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong giới văn phòng. Chỉ cần bỏ ra vài phút là bất kỳ ai cũng có thể sở hữu ngay một trang riêng chuyên buôn bán sản phẩm trên Internet.
Bán hàng qua mạng đã nở rộ thành trào lưu trong cộng đồng mạng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ văn phòng và trở thành một công việc bán thời gian hấp dẫn. Hơn 60% dân số Việt Nam có tài khoản facebook và một phần không nhỏ trong số họ đang nhộn nhịp kinh doanh, bán hàng trên mạng.
Chỉ cần dạo một vòng trên facebook bạn có thể mua được bất cứ thứ gì bạn muốn từ những sản phẩm giá trị như ô tô, xe máy đến các mặt hàng gia dụng như quần áo, giày dép, bỉm sữa, thực phẩm chức năng, dụng cụ làm đẹp, đồ handmade, sách vở, trang sức, phụ kiện, thậm chí cả thức ăn dưa cà, mắm muối...
Giới trẻ văn phòng ham mê bán hàng online vì họ có thể tận dụng được số lượng bạn bè và người theo dõi đông đảo trên facebook để giới thiệu sản phẩm. Việc kinh doanh cũng khá dễ dàng, không phải thuê mặt bằng, không cần nhiều vốn. Những đơn vị và cá nhân kinh doanh online thường hiểu rất rõ tâm lý của người mua hàng trên mạng để có cách giới thiệu, chụp ảnh, bày biện sản phẩm của mình sao cho hợp ý người mua.
Xu hướng mua sắm
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD), có tới 61% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội khi quyết định mua hàng. Họ lấy cảm hứng từ mạng xã hội hoặc tham khảo các đánh giá tích cực trên đó. Khoảng 20% người tiêu dùng cho biết họ sẽ mua một sản phẩm nào đó do tác động của người nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Gần 50% người được khảo sát dựa vào ý kiến của gia đình và bạn bè để lựa chọn các sản phẩm cần mua.
Việc mua hàng trên các trang web, trên các sàn giao dịch điện tử không còn là điều xa lạ với đa số người dân
Đi kèm với sự phát triển vượt bậc của việc mua sắm trực tuyến là sự xuất hiện của những hành vi mua liên tục hay mua rất ngẫu nhiên mà không cần để ý đến mục đích sử dụng hay những ưu tiên về tài chính khác. Các hành vi này đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của những sàn thương mại điện tử nhưng cũng dẫn đến sự lãng phí rất lớn đối với tiêu dùng của mỗi cá nhân và gia đình.
Được biết, có 3 yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn mua hàng trực tuyến là chất lượng/sản phẩm dịch vụ; giá cả của sản phẩm/dịch vụ và uy tín của người bán/website. Người tiêu dùng được khảo sát thực hiện hành vi mua sắm khá thường xuyên theo từng tháng (duy trì trung bình từ 2 đến 3 lần/tháng). Các kênh mua sắm trực tuyến phổ biến được ưu tiện chọn lần lượt là sàn giao dịch điện tử, diễn đàn mạng xã hội và website bán hàng hóa/dịch vụ của các doanh nghiệp. Nhóm sản phẩm được ưu tiên mua sắm lần lượt là: quần áo, giầy dép, mỹ phẩm; thiết bị, đồ dùng gia đình và đồ công nghệ và điện tử. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn là hình thức được ưu tiên chọn lựa khi mua sắm trực tuyến. Đối với các hành vi thực hiện khi mua hàng trực tuyến gặp các vấn đề lỗi, hành vi mà người tiêu dùng ưu tiên thực hiện là phản hồi trực tiếp, yêu cầu đổi trả với người bán, đánh giá xấu trên trang website mua hàng, và nói xấu và khuyên người khác không mua ở đó.
Những người có thu nhập cá nhân càng cao thì sẽ có tần suất mua hàng cũng như chi tiêu hằng tháng cho mua sắm trực tuyến cao hơn. Tương tự, biến độ tuổi và chi tiêu mua sắm trực tuyến cũng tồn tại mối tương quan cao. Những người lớn tuổi hơn thường chi tiêu mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng không tồn tại mối tương quan giữa giới tính và trình độ học vấn với hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
Khi không thể chối bỏ được sức hấp dẫn của việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử, việc kiểm soát tốt nhu cầu và rèn dũa kỹ năng săn ưu đãi là điều nên làm. Thuần thục điều này, khái niệm mua sắm online thật tiết kiệm sẽ luôn nằm trong tầm tay.