Xôn xao nấm hình 'của quý' được mệnh danh thần dược phòng the

author 12:44 11/05/2015

(VietQ.vn) - Nấm ngọc cẩu có màu đỏ tươi, giống như dái mít mọc ngược. Lúc mới nhú, hình thù giống hệt của quý đàn ông. Nấm thường được đồn thổi là thần dược phòng the, có thể khiến quý ông yếu sinh lý trở nên sung mãn cực mạnh.

Sự kiện: Thiên nhiên kỳ thú

Theo tin tức trên báo Tiền Phong, nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá. Thân có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bởi cánh hoa lớn, mang hoa dày đặc, có bao bọc bằng mo màu tím. Loài cây kỳ lạ thường mọc và sống ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp ở các vùng rừng núi.

Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10 - 15 cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2 - 3 cm.

Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá

Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá

Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột. Những củ nấm non có màu đỏ tươi, giống như dái mít mọc ngược, trồi lên khỏi mặt đất thành cụm. Lúc mới nhú, hình thù giống hệt của quý đàn ông. Khi củ nấm già hơn sẽ mọc hoa màu trắng.

Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Nấm ngọc cẩu được gọi với nhiều cái tên như nấm hình "của quý", nấm tan cửa nát nhà… tựu chung đều do hình dáng của nó khá nhạy cảm, trông giống như của quý của đàn ông.

Thân nấm ngọc cẩu có màu đỏ nâu sẫm, giống hình 'của quý' đàn ông

Thân nấm ngọc cẩu có màu đỏ nâu sẫm, giống hình 'của quý' đàn ông

Loài cây kỳ lạ còn có tên gọi khác là củ dó đất, tỏa dương, hoa đất, xà cô. Khi chuyển thể sang chữ Hán - Việt, nấm hình của quý được gọi là nấm ngọc cẩu, tức là có hình dáng “của quý” của loài chó.

Nấm ngọc cẩu có tên khoa học là Balanophoraceae. Loài nấm này thường mọc vào mùa mưa và bắt đầu từ tháng 9 thì thân to bằng ngón chân cái, hoặc cổ tay, là lúc thu hoạch được.  Đến hết tháng 10, thì củ nấm lụi tàn, biến mất trên mặt đất, và sang năm, thì lại mọc lên.

Nấm ngọc cẩu thường mọc vào mùa mưa và có thể thu hoạch được vào khoảng tháng 9

Nấm ngọc cẩu thường mọc vào mùa mưa và có thể thu hoạch được vào khoảng tháng 9

Trước đây, thứ nấm này có mặt khá phổ biến ở núi Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, người Trung Quốc đã thu mua cạn kiệt. Khoảng 20 năm trước, chỉ đi dọc con suối trên đỉnh Tả Phời chừng buổi sáng, là nhổ được cả chục kg nấm ngọc cẩu, nhưng bây giờ, có khi đi cả ngày chẳng lấy được cây nấm nào.

Ghi nhận trên báo Giáo dục và Thời Đại, người Dao đỏ dùng củ nấm này để chữa hậu sản. Những phụ nữ sau khi sinh, sức khỏe suy kiệt, chỉ cần dùng củ nấm này sắc nước uống vài lần là khỏe như thường, lại leo núi, lên nương phăm phăm. Theo các lang y người Dao, ngoài việc tăng cường sức khỏe, thì củ nấm còn làm mất cả nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành trong cơ thể.

Nấm có thể chữa liệt dương, xuất tinh sớm, được coi là thần dược phòng the

Nấm có thể chữa liệt dương, xuất tinh sớm, được coi là thần dược phòng the

Lương y Phạm Văn Thanh đã từng đem củ nấm này đi phân tích hoạt chất mới biết rằng, củ nấm có tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen. Nội tiết tố chính là “nhựa sống” giúp duy trì sức sống cho chị em phụ nữ. Phụ nữ lớn tuổi, hàm lượng nội tiết tố được sinh ra càng ít đi, vì thế, bệnh tật sinh ra, và đặc biệt là ham muốn chuyện vợ chồng cũng giảm. 

Theo lương y Thanh, không chỉ phụ nữ, với đàn ông, loài nấm này chính là thần dược. Loài nấm này có tác dụng bổ dương cực mạnh. Thậm chí, nhiều ông hỏng hẳn chức năng sinh lý, sử dụng nấm này bồi bổ, vẫn có thể trở lại cường tráng như xưa.

Bích Phượng(T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang