Nâng cao chất lượng ngành hàng không: Máy bay tự liền cánh khi bị nứt

author 17:16 03/08/2015

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học tại Đại học Bristol, Anh đang chế tạo loại máy bay mới có thể tự sửa chữa các vết nứt, giúp nâng cao chất lượng ngành hàng không và giảm thiểu tai nạn máy bay.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng ngành hàng không và giảm thiểu tai nạn máy bay, một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Bristol, Anh đang tìm cách chế tạo một loại máy bay mới có thể tự liền cánh khi bị nứt. Theo đó, trong khoảng 5 đến 10 năm nữa, vật liệu làm cánh máy bay  có khả năng "tự phục hồi vết nứt" sẽ sớm được sử dụng rộng rãi.

Nghiên cứu của nhóm lấy ý tưởng từ việc cơ thể người có khả năng tự chữa lành các vết thương. Phát biểu về loại vật liệu mới đáng kinh ngạc này, giáo sư Duncan Wass, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc đại học Bristol, Anh cho biết: "Chúng tôi lấy cảm hứng thiết kế từ con người. Nếu chúng ta không tiến hóa để chịu được vết thương, da người sẽ dày như da tê giác. Tuy nhiên, khi con người bị thương sẽ chảy máu, da đóng vảy giúp liền vết thương. Chúng tôi tạo ra vật liệu có chức năng tự liền giống da người."

Phát minh mới về loại vật liệu giúp máy bay tự ‘chữa lành’ vết nứt giúp nâng cao chất lượng ngành hàng không

Phát minh mới về loại vật liệu giúp máy bay tự ‘chữa lành’ vết nứt giúp nâng cao chất lượng ngành hàng không

Để chế tạo ra loại cánh này, nhóm nghiên cứu đã đưa những khối cầu siêu nhỏ vào vật liệu carbon sợi tổng hợp dùng để chế tạo vỏ máy bay. Khi xảy ra va chạm hay nứt trên thân hay cánh máy bay, những khối cầu sẽ giải phỏng chất lỏng vá lại chỗ hư hại. Tuy nhiên, thời gian vá còn phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài máy bay, nhiệt độ càng cao, tốc độ tự liền càng nhanh.

“Chúng tôi đang đề cập đến những vết nứt nhỏ không đến 3 feet. Chúng ta đều biết rằng những vết nứt nhỏ có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc trong lĩnh vực hàng không" – chuyên gia Wass cho biết. Công nghệ này cũng được dự định áp dụng trên các vật dụng làm bằng vật liệu composite carbon - bao gồm cả khung xe đạp và tua-bin gió.

Theo đó, vật liệu composite đang ngày càng trở nên thông dụng trên máy bay dân sự, quân sự và các tua-bin gió vì đặc tính cứng rắn và có trọng lượng nhẹ của nó. Duncan Wass nói thêm rằng: "Composite khá hòa hảo cho ngành hàng không vũ trụ nhưng nếu bị hư hỏng sẽ rất khó sửa chữa". Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu khẳng định những cánh máy bay "tự liền" nhờ công nghệ mới này vẫn hoạt động mạnh mẽ như khi mới xuất xưởng.

Vật liệu mới này sẽ sớm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như màn hình điện thoại

Vật liệu mới này sẽ sớm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như màn hình điện thoại

Họ đã cho vật liệu phá vỡ nhiều lần để kiểm tra tính phục hồi và thật ngạc nhiên khi tỷ lệ thành công lên đến 100%. Tất nhiên, từng chi tiết trên máy bay ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của rất nhiều người nên nhóm nghiên cứu vẫn phải tiếp tục thực nghiệm trong nhiều điều kiện khác nhau trước khi đưa công nghệ này vào cuộc sống.

Công nghệ này hiện chỉ có thể tự sửa chữa những vết nứt vỡ nhỏ trên cánh và thân máy bay. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin tưởng công nghệ này sẽ sớm được đưa vào ứng dụng trong đời sống với màn hình điện thoại, các thiết bị thể thao, hay sơn móng tay.

Minh Thùy

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang