Ngành bán dẫn và vi mạch Việt Nam đi tìm thêm đối tác và kinh nghiệm

author 11:13 30/06/2016

(VietQ.vn) - Được coi là non trẻ, vì thế ngành bán dẫn và vi mạch Việt Nam đi tìm thêm kinh nghiệm từ quốc tế.

d

Đó chính là Hội nghị quốc tế về công nghệ bán dẫn – vi mạch và những công nghệ liên quan  có tên gọi IEEE Joint Conference ICICDT 2016 & 4S-2016, diễn ra từ từ 27 – 29/6 tại TPHCM.

Hội nghị này do Trung tâm Nghiên cứu và Thiết kế vi mạch (ICDREC), thuộc Đại học Quốc gia TPHCM, phối hợp với Hiệp hội Kỹ sư Điện và Điện tử Hoa Kỳ (IEEE) tổ chức.

Hơn 200 nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu về công nghệ bán dẫn và vi mạch trên thế giới từ Nhật Bản, Mỹ, Thụy Sĩ, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc… đã đến tham dự.

Đã có 60 báo cáo được trình bày tại hội nghị lần này theo 4 chủ đề: vi xử lý công suất thấp dành cho các thiết bị di động, tăng tốc thế giới cảm biến, hệ vi xử lý từ quá khứ đến tương lai, nhà máy chế tạo vi mạch đầu tư thấp.

Theo ban tổ chức, đặc biệt trong sự kiện này, có một sinh viên đến từ Campuchia tự túc kinh phí tham dự.

IEEE Joint Conference ICICDT 2016 là sự kiện khoa học quan trọng của công nghiệp vi mạch Việt Nam trong năm 2016, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Còn 4S là hội nghị về công nghệ vi mạch do ICDREC tổ chức theo chu kỳ 2 năm một lần.

Ông Ngô Đức Hoàng, giám đốc ICDREC cho biết, công nghiệp vi mạch Việt Nam còn non trẻ nên cần có nhiều hội nghị để có cơ hội tiếp cận với các nhà khoa học, các quốc gia phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn để tìm thêm các đối tác và kinh nghiệm cho công nghiệp vi mạch Việt Nam hiện tại và tương lai.

Theo ông Hoàng, ICDREC cùng các nhà khoa học Mỹ, tập đoàn vi mạch bán dẫn như Synopsys hợp tác phát triển chip theo công nghệ SOTB sử dụng năng lượng thấp dành cho các thiết bị trong hệ sinh thái IoT (Internet of Things).

Trọng Hiền

Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang