Ngủ nghiêng có thể phòng tránh bệnh mất trí

author 14:45 17/08/2015

(VietQ.vn) - Theo thống kê hiện có 500 vạn người Mỹ mắc chứng mất trí (Alzheimer) - căn bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người già.

Ngủ nghiêng có thể phòng tránh bệnh mất tríNgủ tư thế nghiêng sẽ phòng tránh được bệnh giảm trí nhớ Alzheimer

Tờ "Daily Mail" của Anh đưa tin, khi chúng ta ngủ, não bộ sẽ loại bỏ tất cả mọi độc tố sản sinh lúc tỉnh táo trong ban ngày, có thể phòng tránh bệnh Alzheimer và các bệnh về hệ thống thần kinh. Theo nghiên cứu mới nhất phát hiện, so với tư thế ngủ nằm sấp, nằm ngửa thì tư thế ngủ nằm nghiêng có thể loại bỏ chất thải lưu lại ở não trong ban ngày, duy trì cho não luôn khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh mất trí tốt hơn rất nhiều.

Độc tố sản sinh trong ban ngày ở não sẽ được loại bỏ trong lúc ngủ. Trong một nghiên cứu trước đây của Trường đại học Rochester, New York từng phát hiện, não bộ có thể tự loại bỏ chất thải, khác với cách thải độc tố của cơ thể, khi não bộ loại bỏ độc tố sẽ cần tiêu hao rất nhiều năng lượng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc tư duy, cho nên phải tiến hành trong lúc ngủ.

Nằm nghiêng là cách tốt nhất để loại bỏ độc tố trong não

Trường Đại học Rochester đã hợp tác nghiên cứu với Trường đại học Stony Brook, thông qua ảnh cộng hưởng từ hạt nhân quan sát quá trình thanh lọc độc tố trong tư thế ngủ nghiêng, nằm sấp và nằm ngửa của chuột, kết quả phát hiện tư thế nằm nghiêng mang lại hiệu quả tốt hơn cả, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng Alzheimer và Parkinson.

Ngủ nghiêng có thể phòng tránh bệnh mất trí

Người già là đối tượng dễ bị mắc bệnh mất trí nhớ và rối loạn giấc ngủ

Chuyên gia nghiên cứu cho biết, não bộ sử dụng dịch não tuỷ (CSF) và dịch mô kẽ (ISF) để tiến hành "gột rửa", mà hữu hiệu nhất là tiến hành trong giấc ngủ. Tư thế ngủ nghiêng mở ra "đường Glymphatic" của hệ thần kinh trung ương, đó là con đường để thanh lọc độc tố và hoá chất trong não bộ.

Bệnh Alzheimer thuộc rất nhiều loại hình đều có liên quan đến giấc ngủ, bao gồm cả khó ngủ. Do vậy, mọi người hãy nghiêm túc nhìn thẳng vào giấc ngủ của mình. Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí "Nature Neuroscience".

Trước đây, Trung tâm y tế của Trường đại học Rochester Mỹ cũng từng nghiên cứu và phát hiện, lúc ngủ là lúc não bộ tiến hành thanh lọc, phá bỏ luận điểm nghiên cứu trước đó - "ngủ là thời điểm trí nhớ được lưu trữ và tăng khả năng nhận biết".

Tiến sỹ Maiken Nedergaard người phụ trách nghiên cứu này cho biết, khi cơ thể ở lâu trong trạng thái thiếu ngủ, não bộ không thể hoàn thành nhiệm vụ xử lý chất thải và thanh lọc độc tố, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến việc học, nhận biết và ghi nhớ, thậm chí còn tích tụ protein chứa độc tính trong não, trở thành mầm bệnh gây ra các chứng bệnh liên quan đến não.

Lâm Nhi


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang