Nhận diện rào cản tăng năng suất với doanh nghiệp chế biến thực phẩm

author 06:42 18/10/2023

(VietQ.vn) - Theo các chuyên gia, cần loại bỏ những rủi ro để doanh nghiệp chế biến thực phẩm yên tâm trong phong trào tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Vấn đề an toàn thực phẩm luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nếu rủi ro không được loại bỏ triệt để sẽ trở thành mối nguy hại cho sức khỏe mỗi người. Cùng với đó, việc đạt được nguồn cung cấp thực phẩm an toàn trở thành thách thức lớn đối với cơ quan làm công tác quản lý.

Do vậy, việc nhận diện mối nguy hại liên quan đến thực phẩm đã và đang gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người cần phải được thực hiện nhanh chóng bằng các tiêu chuẩn và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn loại bỏ nhằm giúp doanh nghiệp chế biến thực phẩm nâng cao năng suất, tăng chất lượng và tạo dựng thương hiệu, niềm tin cho người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, quản lý an toàn thực phẩm ở mức độ quốc gia, coi việc đối phó và quản lý rủi ro bằng tiêu chuẩn là việc làm cấp thiết. Đây là cách tiếp cận mức độ cao và tổng quát mà các nhà quản lý an toàn thực phẩm cần hiểu rõ và mỗi quốc gia nên xây dựng cho riêng mình những tiêu chuẩn, quy chuẩn chung về vấn đề quản lý, loại bỏ rủi ro an toàn thực phẩm. Trong đó, việc phân tích rủi ro cần có riêng một công cụ mạnh mẽ được xây dựng trên các cơ sở khoa học và tích hợp nhiều giải pháp trong quản lý an toàn thực phẩm.

Việc sử dụng công cụ phân tích rủi ro sẽ góp phần thúc đẩy hạn chế và ngăn ngừa những tác động xấu, tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và giúp doanh nghiệp tự tin hội nhập, chất lượng sản phẩm phù hợp với các thị trường quốc tế.

Tại Việt Nam, ISO 22000 là tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp chế biến thực phẩm tham gia trực tiếp vào chuỗi cung cấp thực phẩm trong: Lập kế hoạch, thực hiện, vận hành, duy trì và cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HTQLATTP) cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn, phù hợp với mục đích sử dụng; Thể hiện sự phù hợp các yêu cầu của pháp luật về ATTP; Đánh giá yêu cầu đã thỏa thuận với khách hàng về ATTP và thể hiện sự phù hợp với chúng; Thông tin có hiệu quả vấn đề ATTP cho các bên quan tâm trong chuỗi cung ứng thực phẩm;

Theo các chuyên gia, cần loại bỏ rủi ro để doanh nghiệp chế biến thực phẩm yên tâm trong phong trào tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 

Đảm bảo rằng hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với chính sách về ATTP đã công bố; Thể hiện sự phù hợp với các bên quan tâm có liên quan; Đề nghị tổ chức bên ngoài chứng nhận HTQLATTP của mình hoặc tự đánh giá và tự công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được Việt Nam (Bộ KH&CN) chính thức chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22000:2018. Các tiêu chuẩn khác trong 27 bộ tiêu chuẩn ISO 22000 cũng được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam. Tương tự cấu trúc của ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 bao gồm 10 điều khoản.

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng thực phẩm, không phân biệt quy mô, bao gồm nhưng không giới hạn: Cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn gia súc; Cơ sở chăn nuôi và trồng trọt; Cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm (Rau, củ, quả, thịt, trứng, sữa, thủy hải sản…); Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: Nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, café, chè…; Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị; Các hãng vận chuyển thực phẩm; Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng; Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ thực phẩm; Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm;…

Việc áp dụng ISO 22000 tại tổ chức, doanh nghiệp sẽ tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích như: Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Có thể thay thế nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: GMP, HACCP, EURO GAP, BRC, SQF, IFS; Giảm chi phí bán hàng; Giảm tối đa nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng; Tăng cường uy tín, sự tin cậy, hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.

Nam Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang