Nhiễm Covid-19 có gây tổn thương nặng nề cho tim?

author 06:52 01/05/2020

(VietQ.vn) - Những người mắc bệnh tim bị ảnh hưởng nặng nề bởi covid-19, tuy nhiên virus cũng gây ảnh hưởng đến tim kể cả ở những người không có tiểu sử bệnh tim.

Những dạng người dễ mắc Covid-19 nhất thường là người lớn tuổi và người có vấn đề về sức khỏe. Điển hình trong số đó có đến 10% là những người mắc bệnh tim, tiểu đường và cao huyết áp. Một điều đáng ngạc nhiên là những người mắc bệnh phổi như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) chỉ chiếm 6% trong các trường hợp dễ mắc Covid-19.

Trong một nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh tim bị ảnh hưởng nặng nề bởi covid-19, tuy nhiên virus cũng gây ảnh hưởng đến tim kể cả ở những người không có tiểu sử bệnh tim. Có thể thấy, trong cả hai trường hợp, khi bị nhiễm covid-19, tim sẽ phải trải qua một phản ứng lớn gọi là viêm cơ tim, virus lây nhiễm vào các tế bào của tim khiến các mô cơ (cơ tim) bị viêm nặng. Chính điều này có thể làm thay đổi sự dẫn điện trong tim, gây ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đi khắp cơ thể. Kết quả là các cơ quan nhận được ít oxy, bao gồm cả phổi.

Điều này cho thấy, tổn thương tim có thể liên quan đến cách virus xâm nhập vào tế bào. Một protein hình mũi nhọn trên bề mặt virus khóa vào thụ thể trên bề mặt tế bào gọi là ACE2.

Cơ tim có thể bị viêm do nhiễm trùng. (Ảnh sciencealert)

Ở những bênh nhân mắc bệnh tim, trên bề mặt tế bào có số lượng thụ thể ACE2 nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến số lượng lớn các hạt virus xâm nhập vào tế bào gây viêm nhiều hơn đáng kể so với người không mắc bệnh.

Tiếp đó, với bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, cơ thể xảy ra một “cuộc chiến” chống lại mầm bệnh xâm nhập. Điều này đòi hỏi nhiều năng lượng hơn và sự trao đổi chất tăng lên để chống lại nhiễm virus toàn cơ thể, đó là lý do tại sao nhiệt độ của chúng ta tăng lên trong khi bị nhiễm trùng.

Hệ thống miễn dịch ở một người tương đối khỏe mạnh có thể đáp ứng đầy đủ phản ứng với nhiễm trùng và tạo ra các kháng thể để chống lại virus. Những người có hệ thống miễn dịch yếu hơn, điển hình như người già hoặc người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, không thể thực hiện đủ phản ứng này và chống lại nhiễm virus. Dẫn đến tình trang nhiễm trùng hoành hành trong cơ thể và tấn công các cơ quan quan trọng, đặc biệt là phổi và tim.

Các bác sĩ có thể theo dõi mức độ nghiêm trọng của viêm cơ tim bằng cách sử dụng xét nghiệm máu gọi là troponin. Protein này thường được tìm thấy trong tim. Nó được giải phóng vào máu khi có tổn thương tim đáng kể, chẳng hạn như trong một cơn đau tim.

Những bệnh nhân ở Vũ Hán bị bệnh nặng có nhiều khả năng có nồng độ chất Floonin trong máu cao hơn so với người ít nhiễm bệnh. Một số bệnh nhân nhiễm covid-19 bị viêm cơ tim đột ngột và nặng được gọi là viêm cơ tim tối cấp. Nó đã được mô tả ở những bệnh nhân nhiễm covid-19 đã tử vong và được khám nghiệm tử thi hoặc ở bệnh nhân còn sống bằng một sinh thiết phẫu thuật nhỏ của mô tim (sinh thiết enodmyocardial).

Phản ứng viêm nhanh chóng đối với virus trong viêm cơ tim tối cấp được cho là do sự bùng nổ tín hiệu hóa học gọi là "kiểm soát cơn bão viêm" hay còn gọi là "cơn bão cytokine", một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong ở một số bệnh nhân mắc Covid-19. Cytokine là các "sứ giả" hóa học được giải phóng khỏi các tế bào miễn dịch. Chúng thu hút số lượng lớn tế bào viêm được gọi là tế bào T-helper đến vị trí nhiễm trùng.

Khi bệnh nhân trải qua cơn bão cytokine, có một phản ứng không được kiểm soát gây ra tình trạng viêm quá mức, có thể giết chết bệnh nhân. Những bệnh nhân này không chỉ tăng nhiệt độ mà còn tăng nồng độ các dấu hiệu viêm có dấu hiệu nhiễm virus đáng kể.

Các loại thuốc giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch có thể được sử dụng trong việc kiểm soát phản ứng viêm đột ngột và các thử nghiệm đang được tiến hành ở bệnh nhân nhiễm covid-19.

Nhiều bệnh do virus gây ra ảnh hưởng tới cơ thể đến nỗi tim thường không thể đối phó được vì vậy nhiều người tử vong vì các vấn đề về tim hơn so với bệnh phổi. Covid-19 trên thực tế tương tự như các đại dịch hô hấp khác.

Trước đó, vào năm 2009 đã có một đại dịch cúm do virus H1N1 gây ra gọi là đại dịch cúm lợn. Bệnh nhân bị nhiễm cúm H1N1 có số lượng biến chứng liên quan đến tim nhiều hơn so với thường thấy ở các bệnh nhiễm cúm theo mùa điển hình với 62% biểu hiện viêm cơ tim tối ưu.

Giải pháp cho ngành gỗ tăng tốc và bứt phá sau ‘bão’ Covid-19(VietQ.vn) - Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia cao cấp của Forest trends đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp ngành gỗ tăng tốc và bứt phá sau đại dịch Covid-19.

Hà My (Theo sciencealert)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang