Những hiểm họa khó lường khi phẫu thuật thẩm mỹ căng da mặt
Hội nghị lần thứ 37 Nhóm công tác cao su và các sản phẩm cao su ASEAN (RBPWG)
Cần chuẩn bị 'hành trang' gì để 'quẩy hết mình' tại Ngày Hội Xanh?
Hà Nội liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu
Thời gian qua, nhiều ca tai biến thẩm mỹ căng da mặt dẫn đến chết người đã xảy ra. Mới đây, một người phụ nữ 70 tuổi ngưng thở sau mổ căng da mặt, được cứu chữa nhưng không qua khỏi. Trước đó, một phụ nữ 59 tuổi tử vong sau mổ căng da mặt tại một bệnh viện thẩm mỹ TP HCM. Hội đồng chuyên gia xác định nguyên nhân tử vong là sốc phản vệ (mức độ 3, 4) liên quan đến sử dụng thuốc tê trong quá trình phẫu thuật.
Để phẫu thuật căng da mặt, các bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách lớp cân da vùng mặt (trên hoặc dưới SMAS - hệ thống cân nông vùng nông của mặt). Sau đó kéo căng da về phía tai, thái dương, bỏ phần da thừa đi, giúp cho da vùng mặt căng lên, hết chảy sệ, giảm nhăn nheo.
Có nhiều phương pháp khác nhau như: Căng da mặt toàn phần, tầng trên (căng da trán), tầng dưới (căng da cằm cổ, góc hàm). Ưu điểm của kỹ thuật này là khắc phục được các dấu hiệu lão hóa trên gương mặt, phục hồi và trẻ hóa da, hiệu quả làm đẹp tức thì, thời gian phục hồi nhanh chóng, kết quả duy trì nhiều năm.
Tuy nhiên, kỹ thuật phẫu thuật căng da mặt rất phức tạp, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối cũng như các bác sĩ có tay nghề cao. Nhiều trường hợp thực hiện thủ thuật tại cơ sở thẩm mỹ trái phép, không có chuyên gian dễ dẫn đến rủi ro.
Ảnh minh họa
Một trong số đó là tình trạng chảy máu, tụ máu vùng cằm cổ hay chèn ép gây khó thở, nhiễm trùng, chậm liền vết thương. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tổn thương dây thần kinh VII gây liệt mặt, lệch mặt, sếch mặt, mắt, sẹo mổ phì đại hoặc lồi, giảm cảm giác vùng tai. Nhiều trường hợp sốc phản vệ mức độ nặng liên quan đến sử dụng thuốc tê trong quá trình phẫu thuật.
Người có thể phẫu thuật căng da mặt là những người thuộc nhóm tuổi trung niên trở lên (khi da chảy sệ tuỳ mức độ). Tuổi cũng không nên quá trẻ hoặc quá già.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Tống Hải, Chủ nhiệm Khoa Vi phẫu và tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia, cho biết phẫu thuật căng da mặt là đại phẫu, cần được thực hiện tại bệnh viện bởi bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, hàm mặt.
Một số nhóm người không nên thực hiện gồm tuổi trẻ hoặc tuổi quá cao. Đặc biệt, người cao tuổi suy giảm các chức năng, loãng xương, giảm chuyển hóa, dinh dưỡng, thưa xương, bệnh lý mạch máu, chậm liền vết thương, dễ dẫn tới biến chứng.
Thực tế, bác sĩ Hải từng từ chối nhiều trường hợp muốn sửa căng da mặt nhưng tuổi cao. Đơn cử, người phụ nữ 63 tuổi, bị tai nạn khiến da lão hóa nhanh, tổn thương lệch mặt. Bệnh nhân yêu cầu căng da nhưng bác sĩ từ chối, bởi ngoài tuổi cao, người bệnh còn có tiền sử tiểu đường nên được đánh giá rất khó gây mê và lành vết thương.
Bác sĩ Hải khuyến cáo mỗi người nên chăm sóc da mặt từ thời trẻ, sẽ giữ được khuôn mặt căng sáng và trẻ lâu, tránh để da chảy xệ nhiều quá phải đi căng da mặt. Trước khi quyết định thực hiện bất kỳ dịch vụ thẩm mỹ nào, người dân cần tìm hiểu, lựa chọn cơ sở được cấp phép, bác sĩ có tay nghề kinh nghiệm, chuyên sâu về phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ.
Khánh Mai (t/h)